Bánh chưng có dấu hiệu này tuyệt đối không nên ăn nếu không muốn "rước bệnh"

Sự kiện: Sống khỏe

Với món bánh chưng, tốt nhất nên ăn khi bánh còn mới, khi có dấu hiệu bị mốc, có mùi chua, bị vữa... thì nên tuyệt đối không được phép ăn.

Sau Tết, đa phần bánh chưng nếu không được bảo quản tốt sẽ có hiện tường nấm mốc lên men. Biểu hiện của bánh chưng nấm mốc là các lớp mốc trắng bám ở trên bề mặt lá hoặc vài nốt màu trắng bạc xuất hiện trên vỏ bánh, khi ngửi thấy mùi chua, mốc.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một đặc điểm dễ khiến bánh chưng bị mốc là do chứa chất béo và giàu dinh dưỡng cộng với nhiệt độ nồm ẩm sẽ khiến bánh dễ bị mốc hỏng nhanh hơn.

Bánh chưng có dấu hiệu nấm mốc tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Bánh chưng có dấu hiệu nấm mốc tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Với đa số người Việt, khi thấy bánh chưng có dấu hiệu nấm mốc thì thường cắt bỏ phần mốc đi, giữ lại phần bánh còn lại để sử dụng. Tuy nhiên, theo cảnh báo của chuyên gia, nấm mốc có thể đã thâm nhập vào lớp bên trong. Nếu ăn vào, nhẹ thì đau bụng, rối loan tiêu hóa, nặng hơn có thể ngộ độc, chưa nói đến về lâu dài thì đây là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

Lưu ý, 5 nhóm người nên nói không với bánh chưng rán:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn cần kiềm chế với món này bởi bánh chưng rán làm tăng thêm lượng chất béo cơ thể tiếp nhận có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Bánh chưng rán không chỉ gây tăng cân mà lượng chất béo hấp thu từ bánh rán vào cơ thể; đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch và bệnh thận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bị bệnh tim mạch

Bánh chưng rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn năng lượng dồi dào, trên 200kcal/100g, loại bánh này cũng cung cấp cả thực vật, động vật và chất béo.

Bởi vậy, những người có tiền sử bệnh tim mạch không nên ăn bánh chưng, vì sẽ khiến cơ thể tích lũy nhiều chất béo, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Người béo phì

Với đặc thù là một loại bánh được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo và dinh dưỡng, nên không phải ai cũng có thể thưởng thức món bánh tuyệt ngon này, trong đó có những người tiền sử béo phì.

Theo các chuyên gia, những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn bánh chưng để đảm bảo sức khỏe, tránh để tích lũy thêm mỡ thừa.

Người cao huyết áp

Trong mỗi chiếc bánh chưng truyền thống đều phải đảm bảo đủ vỏ và nhân, vỏ bằng gạo nếp, nhân làm bằng đỗ và thịt lợn mỡ.

Do vậy, những người cao huyết áp khi ăn loại bánh có nhiều mỡ này sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người bị bệnh tiểu đường

Bánh chưng vốn là món ăn giàu năng lượng, có đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chưng vì sẽ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, những người bị bệnh mãn tính cũng tuyệt đối không nên ăn bánh chưng, có thể kể như: Người bị mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người bị tiểu đường không ăn bánh chưng ngọt và không nên ăn bánh chưng nguội đối với những người có chức năng tỳ vị không tốt.

Người bị bệnh thận

Do là một loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo, nên những bệnh nhân bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.

Ngoài ra, bánh chưng cũng là món ăn được liệt kê vào số những món có chứa nhiều muối, ảnh hướng xấu tới những người đang mắc bệnh thận.

Lưu ý, khi ăn bánh chưng rán không nên ăn thêm các tinh bột khác như cơm, bún, xôi, bánh mì, phở, khoai sắn…

Nguồn: [Link nguồn]

Những người nên hạn chế ăn bánh chưng ngày Tết

Những người có tiền sử bệnh tim mạch, béo phì hay bệnh thận đều không nên ăn bánh chưng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN