Ba nhân viên y tế có biểu hiện lây nhiễm cúm A/H1N1

Bác sĩ và 2 điều dưỡng chữa trị ban đầu cho 1 bệnh nhân bệnh cúm nhưng không biết, bệnh viện phải cách ly để điều trị.

Ngày 12-6, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết đang điều trị cho một bệnh nhân dương tính với với cúm A/H1N1, đồng thời cách ly ba nhân viên của bệnh viện có biểu hiện lây nhiễm cúm A/ H1N1 để điều trị.

Bệnh nhân là bà NTT (84 tuổi, ngụ TX Bình Minh, Vĩnh Long) được chuyển đến từ Bệnh viện Bình Minh.

Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 8-6, bệnh viện có tiếp nhận cấp cứu cho bà T. trong tình trạng huyết áp tăng, tim thiếu máu cục bộ, viêm phổi. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Nội tim mạch của bệnh viện để điều trị.

Đến tối 9-6, bệnh viện nhận được điện thoại từ đồng nghiệp ở Bệnh viện Bình Minh cho biết trong quá trình điều trị ở Vĩnh Long bà T. có nằm chung giường với một bệnh nhân bị nhiễm cúm A/H1N1.

Ba nhân viên y tế có biểu hiện lây nhiễm cúm A/H1N1 - 1

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các bác sĩ khoa Tim mạch đã phối hợp với khoa Nhiễm tiến hành hội chẩn và chỉ định chuyển bệnh nhân T. qua khoa Nhiễm để điều trị viêm phổi và theo dõi cúm A/ H1N1. Sau đó, bệnh nhân được lấy bệnh phẩm gửi lên bệnh viện Pasteur TPHCM xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhân T. bị dương tính với cúm A/ H1N1.

Hiện, tình trạng sức khỏe của bà  T. đã được cải thiện, huyết áp bình thường, thở đều, giảm ho, giảm mệt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Trao đổi với báo chí, bác sĩ Bùi Văn Đời, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, hiện bệnh viện đã thống kê, lập danh sách các nhân viên y tếđã tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân T; theo dõi sát và điều trị dự phòng cho 2 người nhà đang thăm nuôi bệnh nhân.

Theo bác sĩ Đời, có một bác sĩ và 2 điều dưỡng của Khoa Tim mạch có triệu chứng lây nhiễm cúm của bệnh nhân T. Hiện Bệnh viện đã tổ chức cách ly và điều trị cúm A/H1N1 theo phác đồ của Bộ Y tế.

Ba nhân viên y tế có biểu hiện lây nhiễm cúm A/H1N1 - 2

Ba nhân viên y tế của bệnh viện có dấu hiệu bị lây nhiễm cúm đang được cách lý để điều trị

Trong một diễn biến khác, ngay sau khi xác định bệnh nhân T. bị nhiễm cúm A/H1N1, Ban giám đốc bệnh viện tổ chức họp khẩn mời lãnh đạo Sở Y tế, trung tâm Y tế dự phòng và đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A/H1N1 để triển khai các bước về phòng, chống dịch.

Ngày 10-6 vừa qua, Sở Y tế Cần Thơ đã có Công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm A (H1N1, H5N1, H7N9). Theo công văn thì hiện nay bệnh cúm A ở một số địa phương đang có xu hướng tăng, số trường hợp bệnh cúm A nhập viện điều trị cũng tăng và đã có trường hợp tử vong. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm A, không để dịch bệnh xảy ra, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị  tăng cường giám sát, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, đau họng...) đặc biệt là cúm A tại cơ sở y tế và tại công đồng, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm để điều tra xử lý kíp thời triệt để ca bệnh đầu tiên, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm với bệnh nhân nhóm A. Đồng thời lập danh sách theo dõi chặt chẽ sức khoẻ người tiếp xúc với bệnh nhân để xử trí kịp thời.

TP.HCM: Nhiễm cúm A/H1N1, một người tử vong, một người nguy kịch

Chiều tối 8/6, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết đã có một bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Dương (Pháp luật TP.HCM)
Dịch bệnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN