Ăn sát giờ ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ, hại dạ dày và gây bệnh đường tiêu hóa - nên làm điều này để hóa giải!

Nhiều người thường mắc sai lầm, đi ngủ ngay sau ăn. Điều này gây hại gì cho sức khỏe, vậy nên làm gì khi bạn buồn ngủ sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa?

Thói quen có hại phổ biến sau khi ăn

Hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn ngủ vào gần giữa trưa, điều này thường xảy ra vào đầu giờ chiều, tức là sau khi nhiều người ăn trưa. Tuy nhiên, đi ngủ ngay sau khi ăn khiến hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn, ảnh hưởng đến huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Tim mạch châu Âu năm 2011 cho thấy rằng, đợi ít nhất một giờ sau bữa tối trước khi đi ngủ sẽ giảm khoảng 2/3 nguy cơ đột quỵ. Và cứ sau 20 phút bạn chờ đợi, nguy cơ đột quỵ giảm thêm 10%, nhà nghiên cứu Cristina-Maria Kastorini, ThS, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Y khoa Ioannina (Hy Lạp) cho biết.

Nghiên cứu có sự tham gia của 500 người khỏe mạnh, 250 người từng bị đột quỵ và 250 người mắc hội chứng mạch vành cấp tính. 1000 người này đều điền vào bảng câu hỏi chi tiết hỏi về thói quen ngủ cũng như thời gian và những gì họ ăn.

So với những người đi ngủ trong vòng một giờ sau bữa tối, những người đợi từ 60 đến 70 phút có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 66%. Những người đợi từ 70 phút đến hai giờ có khả năng bị đột quỵ thấp hơn 76%. Sau hai giờ, mức giảm rủi ro bắt đầu giảm dần.

Mặc dù nghiên cứu không chứng minh nguyên nhân và kết quả mà chỉ đưa ra mối liên hệ giữa việc đợi một giờ hoặc hơn giữa bữa tối và giờ đi ngủ với việc giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nó cũng mang giá trị tham khảo cho việc thay đổi một thói quen gây hại do ăn quá sát giờ ngủ.

Cố gắng cách 3 giờ giữa bữa ăn và giờ đi ngủ. Ví dụ, nếu bạn ăn tối lúc 6 giờ chiều, hãy cố gắng đợi đến 9 giờ tối mới đi ngủ.

Cố gắng cách 3 giờ giữa bữa ăn và giờ đi ngủ. Ví dụ, nếu bạn ăn tối lúc 6 giờ chiều, hãy cố gắng đợi đến 9 giờ tối mới đi ngủ.

Chủ tịch Đại học Tim mạch Hoa Kỳ David Holmes, giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Mayo Clinic ở Rochester, Minn, có một giả thuyết khác: "Khi chúng ta ăn, lượng đường trong máu thay đổi, mức cholesterol thay đổi, lưu lượng máu thay đổi. Tất cả những thay đổi tạm thời này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ".

Tuy nghiên cứu không đi sâu vào lý do tại sao nên chờ đợi lâu hơn sau khi ăn để đi ngủ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhưng nhà nghiên cứu Cristina-Maria Kastorini nói rằng nghiên cứu trước đây cho thấy rằng ăn quá gần giờ đi ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ (một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ).

Trào ngược axit, gây chứng ợ nóng, ợ chua

Ngủ luôn sau khi ăn khiến thức ăn không được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày, thúc lên van ngăn cách dạ dày với thực quản, làm chiếc "van" này mở ra khiến dịch tiêu hóa và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Triệu chứng này khiến bạn khó chịu, khiến ngủ không ngon giấc, thậm chí khiến hơi thở có mùi hôi.

Theo BS. Trần Cảnh, BV. K Trung ương, trào ngược dạ dày có thể điều trị dựa trên điều chỉnh lối sống và kiểm soát sự tiết axit dạ dày thông qua dùng các thuốc kháng axit và khi cần có thể điều trị ngoại khoa với phẫu thuật chống trào ngược, trong đó điều chỉnh lối sống đóng vai trò hàng đầu.

Ngủ ngay sau khi ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.

Ngủ ngay sau khi ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.

Hại dạ dày

Ngủ sau khi ăn sẽ khiến hoạt động đẩy máu về dạ dày bị ngưng trệ, máu không đủ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết, làm vi khuẩn tấn công và gây ra những bệnh về dạ dày, đường ruột. Dễ thấy nhất là hiện tượng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đầy bụng, khó tiêu…

Nguy cơ viêm loét thực quản

Vừa ăn xong mà đi ngủ ngay khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngược lên ống thực quản, khiến ngực nóng rát, tác động vào vào niêm mạc thực quản gây viêm loét.

Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính có thể dẫn đến tình trạng Barrett thực quản. Đây là tình trạng các tế bào phần dưới của thực quản bị ảnh hưởng, được thay thế bằng các tế bào bất thường. Các tế bào này không phải ung thư, nhưng chúng có thể phát triển thành tế bào tiền ung thư.

BS CKI. Nguyễn Văn Thông

Nên làm gì sau khi ăn?

Dù là bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn. Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên đi bộ nhẹ 10 phút sau bữa ăn. Nếu bạn đã ăn hoặc ăn quá nhiều, chỉ cần đi bộ quanh đó một lúc chứ không nhất thiết phải xỏ giày đi bộ ra công viên. Bạn có thể đi dạo nhẹ nhàng trong nhà hoặc ngoài trời để giảm bớt sự khó chịu. Điều này sẽ đẩy thức ăn đi xa hơn và cũng sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Lưu ý, không bao giờ đi bộ nhanh hoặc chạy bộ sau khi ăn, vì nó có thể gây buồn nôn và đau bụng. Đặc biệt, không bao giờ nằm xuống ngay sau khi ăn no. Nằm xuống sau bữa ăn có thể gây trào ngược hoặc trào ngược axit. Điều này có thể gây kích ứng niêm mạc ống dẫn thức ăn của bạn và thậm chí có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ôm điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ra 4 loại bệnh

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng điện thoại di động 8 phút trước khi đi ngủ có thể dẫn đến hưng phấn trong 1 giờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN