Ăn kiêng low-carb theo cách này, coi chừng tiểu đường

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Một nghiên cứu kéo dài 17 năm trên hơn 40.000 người cho thấy một cách ăn kiêng được ưa chuộng có thể làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Được công bố trên tạp chí Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews, nghiên cứu từ Đại học Monash và Đại học RMIT (ÚC) chỉ ra mặt trái của việc ăn kiêng tinh bột quá nghiêm ngặt và bù đắp năng lượng bằng chất béo.

Ăn kiêng bằng cách loại bỏ quá nghiêm ngặt tinh bột trong bữa ăn không phải điều tốt về lâu dài - Minh họa AI: Anh Thư

Ăn kiêng bằng cách loại bỏ quá nghiêm ngặt tinh bột trong bữa ăn không phải điều tốt về lâu dài - Minh họa AI: Anh Thư

Trong những năm gần đây, các kiểu ăn kiêng low-carb, tức cắt giảm tối đa carbohydrate, chủ yếu từ nhóm tinh bột - đường, càng được ưa chuộng.

Để bù đắp năng lượng bị thiếu hụt do quá ít carbohydrate, người ăn kiêng kiểu này sẽ phải ăn thêm chất béo lành mạnh để bù đắp và tập cho cơ thể sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính.

Các kiểu ăn low-carb nghiêm ngặt nhất, ví dụ như keto, thực sự giúp giảm cân, giữ dáng hữu hiệu, tuy nhiên cũng gây nhiều tranh cãi về mặt y khoa.

Lần này, nhóm tác giả Úc đã xem xét dữ liệu sức khỏe của hơn 40.000 người với thời gian theo dõi trung bình 17 năm.

Họ được tính toán tỉ lệ năng lượng tiêu thụ từ carbohydrate, chất béo và protein trong chế độ ăn.

Kết quả cho thấy những người có chế độ ăn bao gồm 38% carbohydrate có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 20% so với những người có chế độ ăn cân bằng với 55% năng lượng từ carbohydrate.

Nghiên cứu cũng cho thấy một tình trạng ngược lại với suy nghĩ thông thường: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng này là do tỉ lệ béo phì tăng ở người ăn low-carb nghiêm ngặt lâu dài.

Theo các tác giả, hiện nay người ta tập trung vào tác động giảm cân tức thời của các kiểu ăn low-carb mà thiếu sự xem xét đến tác động lâu dài của chúng.

Việc ăn quá nhiều carbohydrate, nhất là carbohydrate từ đường tinh luyện và ngũ cốc tinh chế nhưng thiếu chất xơ có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tiểu đường type 2.

Việc hạn chế carbohydrate có thể giúp kiểu soát và làm thuyên giảm các vấn đề của căn bệnh này.

Nhưng một phản ứng ngược xảy ra ở những người hạn chế carbohydrate quá nghiêm ngặt và từ năm này qua năm khác: Họ có xu hướng bù đắp bằng quá nhiều chất béo vào cũng vấp phải tình trạng thiếu chất xơ.

Chất xơ trong chế độ ăn chủ yếu đến từ ngũ cốc nguyên cám, rau củ, trái cây.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo rằng cách ăn kiêng lành mạnh nhất vẫn là ăn cân bằng và giảm lượng thực phẩm tiêu thụ.

Những chế độ ăn phong phú như kiểu ăn Địa Trung Hải thường có hiệu quả tốt hơn cả: Dùng ngũ cốc nguyên cám thay cho ngũ cốc tinh chế, protein đa dạng, ưu tiên cá, hải sản, thịt trắng, đậu - hạt, phong phú rau củ - trái cây và sử dụng chất béo lành mạnh như dầu ô liu.

Nguồn: [Link nguồn]

Thử nghiệm động vật cho thấy một tác dụng tốt của việc ăn kiêng kiểu "nhịn ăn gián đoạn" lại có thể vô tình làm tăng nguy cơ ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Sức khỏe gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN