7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn

Thiếu ngủ, căng thẳng, làm việc quá sức… rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, còn rất nhiều điều khác ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch của bạn, khiến nó suy yếu và bạn sẽ dễ mang bệnh hơn.

1. Uống thuốc kháng axít

Để hỗ trợ tuyến bạch huyết ở cổ, 70% hệ miễn dịch của con người nằm trong ruột dưới dạng mô bạch huyết dọc theo đường ruột. Vì vậy, bạn nên tránh tác động xấu đến hệ miễn dịch ruột.

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 1

Uống các loại thuốc kháng a xít sẽ có tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa. Hình minh họa.

Uống thuốc kháng axít, đặc biệt là những loại mạnh, sẽ có tác động tiêu cực lên ruột, thay đổi độ pH trong bao tử - vốn có tính axít rất cao để phân hóa thức ăn. Vì vậy, vi khuẩn có ích trong ruột giảm sút, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn Clostridium difficile và viêm phổi.

Ngoài ra bạn cũng có thể bị thiếu chất vì không được bao tử hấp thụ đúng cách. Người dùng thuốc có tính kháng axít lâu dài nên dùng thêm thuốc bổ sung vitamin B12, kẽm, vitamin C, sắt để hỗ trợ hệ miễn dịch.

2. Dùng thuốc giảm đau

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 2

Dùng thuốc giảm đau lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể. Hình minh họa.

Các loại thuốc giảm đau chứa steroid và NSAID có thể gây hại cho niêm mạc ruột, gây ra hội chứng rò ruột gây nhiễm trùng và vấn đề về tiêu hóa thức ăn, khiến thức ăn ngấm vào thành ruột vào cơ thể. Khi ấy hệ miễn dịch sẽ phải làm việc vất vả hơn.

Bạn không nên dùng thuốc giảm đau lâu dài.

3. Dùng thuốc kháng sinh

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 3

Uống nhiều kháng sinh làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu hơn. Hình minh họa.

Kháng sinh có thể làm hệ miễn dịch yếu đi, làm phụ nữ dễ bị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hơn.

Phụ nữ dùng kháng sinh nhiều lần trong tháng có thể gây hại niêm mạc ruột, diệt trừ cả vi khuẩn có hại lẫn có lợi trong ruột. Khi ruột yếu đi, chất độc có thể dễ dàng thẩm thấu, khiến hệ miễn dịch yếu hơn.

4. Say rượu

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 4

Uống rượu thường xuyên sẽ làm tổn hại hệ miễn dịch. Hình minh họa.

Uống rượu đến say thường xuyên sẽ làm ức chế tủy xương sản xuất ra tế bào bạch cầu và huyết cầu, lâu dài sẽ tổn hại hệ miễn dịch.

Khi uống rượu, bạn nên cố gắng uống thêm nước để trung hòa, tránh mất nước và không say rượu.

5. Uống nhiều nước ép trái cây

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 5

Hình minh họa.

Đôi khi chế độ ăn lành mạnh có thể gây hại, đặc biệt với người lạm dụng quá mức, tiết giảm hoàn toàn tinh bột, calo thì càng dễ mắc bệnh hơn. Chế độ ăn thiếu chất, vitamin và chất khoáng như kẽm, selenium, magiê sẽ tăng nguy cơ bệnh tật.

Bạn không nên chỉ "uống nước thay cơm" mà nên cân bằng chế độ ăn có chất béo tốt cho cả da và hệ miễn dịch.

6. Đi lại quá nhiều vì công việc

Phụ nữ phải đi lại các nơi quá nhiều để làm việc thường bị kiệt sức mạn tính và có hệ miễn dịch yếu.

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 6

Phụ nữ phải đi lại các nơi quá nhiều để làm việc thường bị kiệt sức mạn tính và có hệ miễn dịch yếu. Hình minh họa.

Lý do chính là họ thường hay tiếp xúc với vi khuẩn, sự ô nhiễm trên máy bay, khách sạn, và họ không có đủ thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn thất thường, thời gian biểu rối loạn.

Với người đi lại nhiều, nên cố gắng giữ thời gian biểu ăn ngủ như bình thường, hoạt động thể chất chừng 15-20 phút mỗi ngày. Bạn cũng nên mang theo các thức ăn vặt tốt cho sức khỏe như quýt, hạt hỗn hợp, socola đen…

7. Sự cô đơn

Các nghiên cứu đã cho thấy sự cô đơn kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể làm yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh.

7 thói quen khiến bạn mắc bệnh nhiều hơn - 7

Hình minh họa.

Sự cô đơn có thể thay đổi tính chất sinh học của hệ miễn dịch, các tế bào gia tăng biểu hiện các gien gây sưng viêm, giảm gien bảo hộ chống bệnh lây truyền qua tai mũi họng.

Con người có thể cô đơn ngay cả khi ở trong đám đông, có cảm giác lạc lõng với mọi người. Do đó, thay vì cố gắng tạo các mối quan hệ phù phiếm, bạn nên tìm cách loại bỏ cảm giác bất an, tập các môn giải phóng tinh thần như thiền, tập trung tư tưởng, yoga… 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/ Prevention)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN