4 thứ trong bếp nếu không thay thường xuyên dễ khiến cả nhà rước bệnh qua từng bữa ăn

Sự kiện: Sống khỏe

Vệ sinh trong phòng bếp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tất cả thành viên trong gia đình.

1. Đũa

Dù là loại đũa nào thì sau một thời gian sử dụng, bề mặt cũng dễ bị trầy xước. Cặn thức ăn và vết dầu mỡ có thể tích tụ trong những kẽ hở nhỏ này, vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi ở đó trong điều kiện ẩm ướt.

4 thứ trong bếp nếu không thay thường xuyên dễ khiến cả nhà rước bệnh qua từng bữa ăn - 1

Vì vậy, đũa phải được thay thường xuyên, thông thường nên thay 6 tháng/lần. Ngoài ra, nếu đũa xuất hiện các tình trạng sau thì cần phải thay thế kịp thời dù chưa hết thời gian sử dụng.

- Đũa đổi màu, có đốm dài: Đũa nên được thay thế kịp thời khi lớp sơn bong ra hoặc đổi màu, để tránh một số chất có hại xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt khi trên bề mặt đũa có những vết đốm thì bạn càng nên cẩn thận, rất có thể nấm mốc đã phát triển, thậm chí có thể có độc tố aflatoxin, nếu tiếp tục sử dụng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.

- Uốn cong, biến dạng: Khi đũa bị cong hoặc biến dạng dưới tác động của ngoại lực, rất có thể bên trong đã mối mọt, tác động do ẩm ướt hoặc các yếu tố khác, cần được thay thế kịp thời.

- Mùi xuất hiện: Nếu đũa có mùi ẩm, chua cũng là dấu hiệu đã bị nhiễm bẩn, hư hỏng, không nên sử dụng tiếp.

2. Thớt

4 thứ trong bếp nếu không thay thường xuyên dễ khiến cả nhà rước bệnh qua từng bữa ăn - 2

Thớt sử dụng lâu ngày, bề mặt thường có nhiều vết dao hơn, rất dễ ẩn chứa cặn thức ăn, nếu không được vệ sinh kỹ càng rất dễ bị nấm mốc, thậm chí là sinh aflatoxin - chất gây ung thư. Khi bạn sử dụng thớt, những vi trùng này có thể bám vào thực phẩm, xâm nhập vào cơ thể con người và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Để sử dụng hàng ngày, bạn nên chuẩn bị ít nhất 2 chiếc thớt, phân biệt thực phẩm sống cần chế biến và thực phẩm chín ăn trực tiếp để tránh lây nhiễm chéo vi sinh vật. Sau khi sử dụng, có thể khử trùng bằng cách trụng bằng nước sôi, rửa trong máy rửa chén, v.v. Sau khi vệ sinh, đặt ở nơi thoáng khí và giữ khô ráo.

Nói chung, thớt tre và gỗ, hoặc những thớt nằm ở những khu vực rất ẩm ướt, nên được thay thế sau 6 tháng đến 1 năm. Nếu trên thớt xuất hiện những vết nấm mốc, đốm đen thì nên thay ngay và không tiếp tục sử dụng.

3. Giẻ lau, giẻ rửa bát

4 thứ trong bếp nếu không thay thường xuyên dễ khiến cả nhà rước bệnh qua từng bữa ăn - 3

Giẻ lau và giẻ rửa bát để trong môi trường ẩm ướt lâu dễ tích tụ một lượng lớn vi khuẩn.

Sử dụng giẻ lau và miếng bọt biển rửa bát như vậy để tiếp tục vệ sinh và làm sạch bát đĩa không những không đạt được hiệu quả làm sạch mà còn tăng lượng vi khuẩn trên bát đĩa.

Để đảm bảo an toàn, nên thay giẻ lau và miếng bọt biển rửa bát ít nhất mỗi tháng một lần, nếu có thể bạn cũng nên ân nhắc sử dụng giẻ lau dùng một lần thân thiện với môi trường.

Bạn có thể làm sạch giẻ bằng cách đun với nước sôi,có thể cho thêm ít vỏ trứng vào. Sau khi ngâm trong nước sôi, lấy giẻ và miếng bọt biển ra như bình thường và rửa bằng nước sạch. Điều này không chỉ giúp loại bỏ dầu còn sót mà còn giúp loại bỏ mùi hôi.

4. Dầu ăn

4 thứ trong bếp nếu không thay thường xuyên dễ khiến cả nhà rước bệnh qua từng bữa ăn - 4

Nhiều gia đình có thói quen mua thùng hoặc can dầu ăn lớn để sử dụng dần. Thời hạn sử dụng của chúng thường là 18 tháng nhưng thời gian này chỉ tương ứng với chai chưa mở nắp.

Sau khi mở dầu ăn, dầu trong đó tiếp xúc với oxy trong không khí, dễ xảy ra phản ứng oxy hóa và tạo ra một số sản phẩm oxy hóa. Đặc biệt là dầu thực vật, càng có nhiều liên kết không no, sau quá trình oxy hóa sẽ tạo thành các phân tử nhỏ xeton, andehit và nhiều chất khác không có lợi cho sức khỏe.

Hơn nữa, chai dầu đã mở nắp và sử dụng quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm mốc. Vì vậy, hãy cố gắng không sử dụng dầu ăn đã mở nắp quá 3 tháng, nếu phát hiện có “mùi hắc” thì nên vứt ngay. Tốt nhất bạn nên mua chai dầu nhỏ để sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, dầu ăn nên đặt ở nơi tối và mát, đồng thời phải vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng.

Nguồn: [Link nguồn]

WHO cảnh báo: ”Chất” này gây nguy hiểm cho hàng tỷ người, cực quen thuộc trong nhà bếp

Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: "Chất béo chuyển hóa hoàn toàn không có lợi và mang lại những rủi ro sức khỏe đáng kể. Chất béo chuyển hóa là hóa chất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN