3 món ăn quen thuộc cần tránh tuyệt đối khi đang có cơn đau gout cấp

Sự kiện: Bệnh gout

Khi bị bệnh gout (gút), người bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng nồng độ axit uric gây tái phát bệnh. Có những món ăn mà người bệnh cần tránh tuyệt đối khi đang có cơn đau gout cấp.

1. Dấu hiệu nhận biết cơn đau gout cấp tính

Đối với người mắc bệnh gout, các triệu chứng sẽ xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể của nó có thể tích tụ trong các khớp. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.

Hầu hết những người mắc bệnh gout đều gặp phải những triệu chứng này vì cơ thể họ không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Điều này cho phép axit uric tích tụ, kết tinh và lắng đọng trong các khớp.

Những cơn gout cấp thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều đạm (nhất là các loại thịt có nhiều purin như thịt chó, nội tạng), sau khi uống nhiều rượu bia. Cảm xúc mạnh, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương, nhiễm khuẩn... cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện.

Cơn gout cấp tính hay xuất hiện đột ngột vào ban đêm gây đau khớp , đa số là khớp bàn, ngón chân cái. Khớp sưng to, sờ thấy nóng, đỏ và đau dữ dội, phù nề, căng bóng, di chuyển khó khăn. Trong cơn đau cấp, người bệnh có thể sốt, mệt mỏi…

Cơn đau kéo dài thường là 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu viêm đỡ dần. Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó.

Cơn gout cấp gây sưng và đau dữ dội khớp, đa số là khớp bàn, ngón chân cái.

Cơn gout cấp gây sưng và đau dữ dội khớp, đa số là khớp bàn, ngón chân cái.

2. Các món ăn cần tránh khi đang có cơn đau gout cấp

Theo BSCKI Trần Thị Hiếu, Phụ trách Khoa Dinh dưỡng tiết chế, BVĐK khu vực Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, tăng axit uric là do có sự rối loạn chuyển hóa purin. Trong cơ thể người, axit uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh.

Người bệnh gout thường được tư vấn tránh những thực phẩm làm tăng axit uric máu ngoại sinh như: thịt, thịt đỏ , nội tạng, hải sản…; những thực phẩm làm tăng axit uric máu nội sinh như: rượu, bia, đồ ngọt, trái cây có chứa fructose cao, nước ngọt có gas, cà phê…

Tuy nhiên có một số món quen thuộc có thể làm tăng axit uric máu nội sinh thường bị bỏ quên, trong đó có các món: nấm , măng và giá đỗ.

Ba món ăn phổ biến này tuy rất ngon và dễ ăn nhưng nhiều bệnh nhân gout không biết nó lại làm tăng axit uric nội sinh. Nếu người bệnh đang có cơn đau gout cấp tuyệt đối không nên ăn ba món này vì nó có thể làm cơn đau kéo dài và trầm trọng hơn.

Còn khi chỉ bị tăng axit uric máu mà không bị cơn đau cấp, người bệnh gout vẫn có thể ăn ba món này nhưng nên ăn với lượng ít và chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.

Người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn món nấm khi đang có cơn đau cấp.

Người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn món nấm khi đang có cơn đau cấp.

3. Người bệnh gout nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng và điều trị bệnh gout thì chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng. Có một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng nồng độ axit uric gây tái phát cơn đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.Thực phẩm gây kích thích thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi bạn tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.

Vì vậy, muốn kiểm soát bệnh gout, cần giảm lượng purin ăn vào. Nghiên cứu cho thấy, ở người bệnh có chế độ ăn uống nhiều purin tăng nguy cơ cơn gout tái phát gấp 5 lần, trong khi tránh hoặc giảm thực phẩm giàu purin giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Ngoài việc tránh hoặc hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều purin như: thịt đỏ, thịt cừu, thịt lợn, nội tạng động vật, hải sản; hạt như đậu đỗ… thì cần chú ý tránh một số loại rau như: nấm, măng tây, măng tre, giá đỗ, dọc mùng…

Giá đỗ có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric.

Giá đỗ có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric.

Người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như trái cây và rau tươi. Các loại rau giàu chất xơ và có tính kiềm như: rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, củ cải, bí… có thể làm giảm sự hình thành và trung hòa axit uric, tốt cho người bệnh gout.

Nên ăn trái cây giàu vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm hiệu quả như: dâu tây, cam, bưởi... Nên uống nhiều nước giúp tăng lượng nước tiểu và làm tăng thải a xit uric.

Nguồn: [Link nguồn]

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong dịp Tết

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết khi mà giữa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Phương ([Tên nguồn])
Bệnh gout Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN