3 loại thực phẩm nên ăn khi mắc thủy đậu

Sự kiện: Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị tốt có thể gây biến chứng. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú ý.

1. Cách xử trí và chăm sóc bệnh nhân mắc thủy đậu

Mặc dù là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng. Nhẹ có thể gây nhiễm trùng da để lại sẹo lõm, nặng hơn vi khuẩn có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm phổi, viêm não, hội chứng Raye gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng sau này.

Theo điều dưỡng CKI Đoàn Thị Thu Hằng, Khoa Da liễu-Dị ứng-Miễn dịch, BV 19-8, khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để hướng dẫn điều trị đúng cách.

Để phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi, ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, cần lưu ý chăm sóc vệ sinh như súc họng, rửa mũi và tra mắt bằng nước muối sinh lý hằng ngày; Tắm và rửa mặt sạch sẽ bằng các chất làm sạch dịu nhẹ với nước ấm; Mặc quần áo bằng vải cotton 100% mềm mịn để tránh bị kích ứng.

Về chế độ ăn uống, nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng; Bổ sung các vitamin và khoáng chất; Cần tránh những thức ăn chua, cay, mặn, giòn… gây kích ứng niêm mạc miệng do mụn nước thủy đậu có thể mọc trong khoang miệng và họng.

Bệnh nhân thủy đậu cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để nhanh khỏi bệnh.

Bệnh nhân thủy đậu cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để nhanh khỏi bệnh.

2. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh thủy đậu

Thực phẩm giàu protein

Protein rất quan trọng cho việc sửa chữa và bảo trì các mô. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, việc tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein cũng giúp cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn nạc, cá, trứng và các loại đậu có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và có thể giúp giảm viêm. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, tham gia vào việc sản xuất các yếu tố liên quan hệ miễn dịch, kháng thể.

Các nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng của vitamin C trong việc thúc đẩy sự hình thành collagen, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng.

Theo điều dưỡng CKI Đoàn Thị Thu Hằng, đối với bệnh nhân thủy đậu, ăn thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh collagen ngăn ngừa sẹo lõm.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học trong cơ thể con người, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương.

Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá... Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.

Người bệnh thủy đậu nên ăn đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu như sinh tố.

Người bệnh thủy đậu nên ăn đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu như sinh tố.

3. Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho người bệnh thủy đậu

Phần lớn người mắc bệnh thủy đậu bị đau họng hoặc lở miệng gây khó ăn uống. Khi đó, những thức ăn dạng lỏng mềm và dễ tiêu như cháo, súp, bột yến mạch, khoai tây nghiền, sữa chua, trứng bác và sinh tố là lựa chọn phù hợp giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra cần lưu ý tránh những đồ ăn thức uống cay nóng hoặc có tính acid vì nó có thể gây kích ứng vết loét miệng và các triệu chứng tiêu hóa đi kèm. Tránh đồ ăn chiên hoặc nhiều dầu mỡ dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Không ăn các món chứa nhiều đường bổ sung gây ức chế hệ thống miễn dịch. Thay vào đó nên ăn thực phẩm chứa đường tự nhiên từ trái cây, rau củ. Tránh ăn đồ ăn cứng và giòn để hạn chế làm tổn thương các vết loét miệng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm thường gặp. Khi thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thường xuyên có sự thay đổi đột ngột... sẽ làm tăng cơ hội phát triển cho các loại virus, vi khuẩn, vi nấm... gây bệnh, trong đó có thủy đậu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Anh ([Tên nguồn])
Bệnh thủy đậu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN