Xét nghiệm SARS-CoV-2 với thịt, tôm, cánh gà nhập khẩu

Gần 200 mẫu thịt các loại, tôm, cánh gà nhập khẩu từ 15 quốc gia xuất mặt hàng này vào Việt Nam được xét nghiệm SARS-CoV-2

Qua lấy mẫu kiểm tra, cơ quan Thú y Việt Nam chưa phát hiện virus SARS-CoV-2 trên cánh gà nhập khẩu vào Việt Nam Ảnh: Bình Phương

Qua lấy mẫu kiểm tra, cơ quan Thú y Việt Nam chưa phát hiện virus SARS-CoV-2 trên cánh gà nhập khẩu vào Việt Nam Ảnh: Bình Phương

Ngày 3/9, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngay sau khi có thông tin thực phẩm đông lạnh nhập khẩu có phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc, Cục đã chỉ đạo hệ thống lấy gần 200 mẫu thịt các loại, tôm, cánh gà nhập khẩu từ 15 quốc gia xuất mặt hàng này vào Việt Nam.

“Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện mẫu nào có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tôi sẽ tiếp tục lấy mẫu để kiểm tra”, ông Long nói.

Hiện tại, Cục có 8 phòng thí nghiệm có thể xét nghiệm virus SARS-CoV2 chủng mới ở mẫu động vật. Đến nay, có 5/8 phòng nói trên được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp chứng chỉ chỉ định xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT PCR ở người là: Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.Ư; Các chi cục Thú y vùng II tại Hải Phòng, vùng III tại Nghệ An, vùng VI tại TPHCM và vùng VII tại TP Cần Thơ...

Theo ông Long, các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã chuẩn bị các điều kiện, sinh phẩm sẵn sàng tham gia xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR khi có yêu cầu của Bộ Y tế. Dù còn hạn chế về số lượng sinh phẩm, hiện 5 phòng thí nghiệm nói trên đã có sinh phẩm đủ xét nghiệm ít nhất 5.000 mẫu.

Thực tế, các cơ quan y tế của một số địa phương đã lấy mẫu và gửi mẫu đến Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư và Chi cục Thú y vùng III tại Nghệ An để xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2.

Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, thời gian tới, Cục Thú y tiếp tục báo cáo Bộ NN&PTNT xem xét, quyết định việc cấp bổ sung kinh phí mua sinh phẩm, đồng thời đề nghị Bộ Y tế xem xét, cung cấp sinh phẩm để có thể tham gia toàn diện trong xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, giúp phát hiện bệnh nhân COVID-19.

Theo Cục Thú y, từ năm 2013 - 2019, các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WCS), Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư chủ động giám sát, lấy mẫu và xét nghiệm hàng nghìn mẫu của động vật hoang dã (dơi, chuột, nhím…) để xác định và giải mã gene, có hay không mang trùng các chủng Coronavirus, Flavivirus, Paramyxovirus, Rhabdovirus, Henipavirus, Filovirus và Hatavirus.

Nguồn: [Link nguồn]

Mùa Vu lan năm nay, dịch vụ cúng online ”lên ngôi” khi dịch Covid-19 đang phức tạp

Dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, năm nay nhiều gia đình ở Hà Nội lựa chọn hình thức dự lễ Vu lan trực tuyến và nhờ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Khánh ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN