Ô tô mới khan hiếm: Nhiều mẫu ký chờ từ tết sau hai, ba tháng mới nhận xe

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2022 đạt 36.962 xe các loại, tăng 60% so với tháng trước.

Mặc dù rất nhiều mẫu xe khan hiếm do thiếu linh kiện, nhưng đây là tháng đầu tiên của năm 2022 doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên VAMA có mức tăng trưởng khá, sau khi giảm 34% trong tháng 1 và giảm tiếp 26% trong tháng 2 vừa qua.

Xét theo phân khúc xe, trong tháng 3 vừa qua thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ 28.491 xe du lịch, tăng 62%; 7.794 xe thương mại, tăng 63%; và 677 xe chuyên dụng, tăng 41% so với tháng trước.

Tháng 3, doanh số bán xe các loại tăng 60% so với tháng trước

Tháng 3, doanh số bán xe các loại tăng 60% so với tháng trước

Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA có tổng doanh số bán hàng đạt 90.506 xe các loại, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xe ô tô du lịch tăng 39%, xe thương mại tăng 7% và xe chuyên dụng tăng 32%.

Cũng xét theo nguồn gốc xe, tính đến hết tháng 3/2022, trong khi doanh số bán xe lắp ráp trong nước tăng 34% thì xe nhập khẩu chỉ tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sở dĩ bởi, trong 3 tháng đầu năm 2022 phần lớn người tiêu dùng đã lựa chọn mua xe sản xuất lắp ráp trong nước để được hưởng ưu đãi từ việc giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Cũng do tình trạng thiếu chip, linh kiện sản xuất ô tô nên nhiều mẫu xe khan hiếm trong nhiều tháng nay. Tình trạng này đã diễn ra tại Việt Nam từ quý 4 năm ngoái. Trong đó, Ford Việt Nam thậm chí đã thông báo với các đại lý về việc giảm nguồn cung dòng bán tải Ford Ranger lắp ráp tại Hải Dương thiếu chip điện tử, linh kiện sản xuất. Một số dòng xe lắp ráp trong nước vốn hút khách như Hyundai Santa Fe, KIA Seltos… cũng rơi vào tình trạng khan hàng do các nhà máy không đủ linh kiện sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc các nhà máy lắp ráp thiếu chất bán dẫn, chip điện tử cùng như linh kiện sản xuất đang từng bước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đại lý phân phối ô tô tại Việt Nam.

Chia sẻ về việc này, anh Nguyễn N., Giám đốc bán hàng của một đại lý Hyundai tại Hà Nội cho biết: “Tình trạng khan hàng đang khiến nhiều đại lý ô tô không còn đủ xe để bán. Từ đầu năm đến nay, khách hỏi mua xe nhiều nhưng đại lý thiếu xe giao”.

Với hai dòng Crossover - Hyundai Tucson và Santa Fe vị này chia sẻ nếu khách đặt mua ở thời điểm hiện tại phải chờ đến tháng 5 hoặc tháng 6.2022 mới có xe. Thậm chí, một số đại lý Hyundai hiện đang tạm dừng ký hợp đồng bán xe Santa Fe vì chưa rõ thời điểm xe có thể giao xe cho khách.

Do khan hiếm xe, một số mẫu bán tải Ford đều bị các đại lý bán kèm phụ kiện chênh tới 90 triệu đồng

Do khan hiếm xe, một số mẫu bán tải Ford đều bị các đại lý bán kèm phụ kiện chênh tới 90 triệu đồng

Cùng với Hyundai Tucson và Santa Fe, các dòng xe KIA lắp ráp trong nước vốn hút khách mua như KIA Seltos, Sonet, Carnival... Đặc biệt, với dòng Sonet vừa ra mắt vào cuối năm ngoái cũng như KIA Seltos vừa tiếp tục tăng giá bán, nhưng khách đặt mua ở thời điểm hiện tại cũng phải chờ hàng tháng trời mới có xe.

Đặc biệt, do khan hiếm xe, hầu hết các phiên bản của mẫu bán tải Ford đều bị các đại lý bán kèm phụ kiện, ở mức từ 20-90 triệu đồng.

Gói phụ kiện bao gồm nắp thùng, lót thùng, dán kính, trải sàn, camera hành trình... Ở mỗi một phiên bản, việc tùy chọn phụ kiện sẽ khác nhau, giá phụ kiện sẽ khác nhau ở mỗi đại lý.

Hiện, mức cao nhất tại một đại lý ở Hà Nội là 90 triệu đồng cho phiên bản Ranger XLS AT (số tự động), còn lại phổ biến 20-50 triệu đồng. Mức này sẽ được áp cho tùy phiên bản, màu sơn, cũng như phụ thuộc tồn kho của đại lý.

Anh H. – nhân viên tư vấn tại một đại lý Ford Mỹ Đình (Hà Nội) cho hay, việc mua kèm phụ kiện để có xe giao ngay không phải tình trạng hiếm gặp của Ranger, khi mẫu xe có nhiều khách hàng quan tâm. Ngoài ra, tình trạng khan hàng khiến mẫu xe này càng bị kênh giá nhiều hơn.

“Do khan hiếm xe, hầu hết khách mua đều chấp nhận ký chờ từ 2 – 3 tháng mới giao xe. Tại đại lý, có khách hàng ký hợp đồng đặt cọc từ sau tết khoảng đầu tháng 2, nhưng hiện vẫn chưa có xe để giao” – anh H. chia sẻ.

Được biết, trên thị trường Ranger đang là mẫu bán tải duy nhất lắp ráp trong nước và cũng là xe bán chạy nhất phân khúc, giữ vị trí này trong nhiều năm nay.

Không chỉ xe lắp ráp trong nước, nguồn cung nhiều dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam cũng đang bị hạn chế do các nhà máy nước ngoài thiếu linh, phụ kiện sản xuất khiến không ít doanh nghiệp đang bị đẩy vào thế khó khi các dòng xe được xem là chủ lực doanh số lại không có đủ để bán. Tình trạng này được các chuyên gia trong ngành dự báo sẽ tiếp diễn trong những tháng tới.

Nguồn: [Link nguồn]

HoSE hủy niêm yết bắt buộc đối với Casino Royal Hạ Long (RIC)

Hơn 28,7 triệu cổ phiếu Quốc tế Hoàng Gia (RIC) sẽ bị huỷ niêm yết từ ngày 16/5/2022 là dokết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN