Ở nhà trồng 1 loại cây "quý như vàng", khách tranh nhau mua, ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 1 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trồng một loại quả quen thuộc ruột vàng thơm nức mũi theo cách "mới lạ", ông nông dân U80 nổi tiếng ở Cần Thơ đã mang về thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Cha đẻ của thương hiệu "Mít không hạt Ba Láng" doanh thu tiền tỷ

Mít là loại quả ngon lại chứa nhiều protein hơn các loại trái cây tương tự và gần như mọi loại vitamin, khoáng chất đó cơ thể đều cần. Nhận thấy loại quả giàu dinh dưỡng nên nhiều người trồng.

Nổi bật có một lão nông năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn chăm chỉ trồng cây mang lại năng suất cao. Ông Trần Minh Mẫn ở quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ dù tuổi cao nhưng vẫn mạnh khoẻ, ăn nói lưu loát, người rắn rỏi. Người nông dân này chính là cha đẻ của thương hiệu "Mít không hạt Ba Láng" nổi tiếng khắp nơi.

Nông dân Trần Minh Mẫn đã tạo nên thương hiệu "Mít không hạt Ba Láng".

Nông dân Trần Minh Mẫn đã tạo nên thương hiệu "Mít không hạt Ba Láng".

Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp với báo Người Lao Động, ông Mẫn cho hay, từ năm 2007 về trước, ông chuyên trồng sầu riêng nghịch vụ nhưng dần bị thoái hóa nên loay hoay tìm giống cây ăn trái khác để thay thế.

"Tôi có một người bạn quê Tiền Giang, ở sau nhà của người này có một cây mít, lúc đó đang cho 3 trái. Người bạn tặng tôi một trái đem về. Khoảng 5 ngày sau, mít bắt đầu chín, tỏa hương thơm. Tôi xẻ ăn ra thì thấy giống mít này rất đặc biệt: không có mủ, xơ mít cũng ăn được giống như múi và không có hạt, trong khi các loại mít khác thì có hạt, xơ bỏ đi", ông Mẫn chia sẻ.

Nhận định được giống mít này ngon mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Mẫn liền nắm bắt cơ hội gọi ngay cho người bạn và người này kêu ông qua chiết cành đem về nhân giống, sau đó cây mít trên cũng bị đốn hạ. Nhờ sự nhạy bén của một nông dân, ông Mẫn đã cộng tác với Trường Đại học Cần Thơ để nhân giống, tạo kỹ thuật trồng giống mít mới.

"Nhiều người nói đây là giống mít đột biến nên ban đầu tôi trồng thử 50 gốc trong vườn sầu riêng. Sau 3 năm, cây cho trái vụ đầu tiên, 1 cây mít tôi để chỉ 4 trái, có trái nặng đến 20 kg, lúc ấy bán với giá 50.000 đồng/kg. Thấy giống mít mới khá lạ nên nhiều người đặt mua, bán không xuể", ông Mẫn nói.

Ông nông dân trồng giống mít không có hạt và xơ ăn được lại bán được giá cao.

Ông nông dân trồng giống mít không có hạt và xơ ăn được lại bán được giá cao.

Được khách hàng ủng hộ và giá bán cao, vào tháng 5/2010, ông Mẫn đưa giống mít đặc biệt này tham dự hội thi "Trái ngon - An toàn Nam Bộ lần 2" tại Tp.HCM và giành giải trái lạ, hiếm.

Điều đáng nói sau hội thi, nông dân Trần Minh Mẫn được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời dùng cơm và hỏi rất kỹ về nguồn gốc, xuất xứ của giống mít. "Lãnh đạo Bộ kêu tôi nên đặt tên riêng cho giống mít lạ, hiếm. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định lấy tên địa phương đang cư ngụ để đặt cho giống mít là "Mít không hạt Ba Láng". Tên này sau đó được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền", ông Mẫn cho hay.

Nhờ giống mít "lạ", ông Mẫn nhận được nhiều danh hiệu. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Nhờ giống mít "lạ", ông Mẫn nhận được nhiều danh hiệu. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Theo lão nông này, kỹ thuật trồng mít không hạt cũng khá dễ. Theo đó, nhiều công ty đến tận nhà ông Mẫn bao tiêu sản phẩm. Có lợi nhuận tốt và đầu ra ổn định nên ông đã đốn bỏ vườn sầu riêng để trồng mít không hạt.

Đạt danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc 

Thông thường, giống mít này cho thu hoạch 1 năm 1 vụ và cũng nhẹ công chăm sóc. Tuy nhiên, cần lưu ý khi cây vừa ra hoa thì thêm phân urê và khi trái già thì tăng cường rải phân kali để cho múi vàng, ngọt. Tính đến nay, ông Mẫn có 300 gốc mít, trái thì được siêu thị tại Tp.HCM bao tiêu.

Có trong tay giống mít "độc lạ" này, ông Mẫn còn bán cây giống cho nông dân các tỉnh ĐBSCL, phía Bắc, miền Trung và thậm chí sang tận Campuchia, Lào, Thái Lan... Tổng cộng, với 2 nguồn thu từ mít không hạt, ông Mẫn đạt lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm, làm giàu cho gia đình.

Cũng nhờ giống mít trên, ông Mẫn đạt danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; kỷ niệm chương "Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam".

Những năm gần đây, nhiều nông dân trồng mít đúng cách đã cho thu hoạch tiền tỷ. Điển hình ông Nguyễn Văn Nhã ở Tiền Giang chuyển đổi 2,2 ha đất trồng lúa sang trồng mít Thái, trừ chi phí, ông còn lời gần 1 tỷ đồng.

Trồng thứ ra loại quả ngon, ông nông dân cắt bán là lãi đậm tiền tỷ. Ảnh: Báo Dân Việt.

Trồng thứ ra loại quả ngon, ông nông dân cắt bán là lãi đậm tiền tỷ. Ảnh: Báo Dân Việt.

Chia sẻ với Dân Việt về quá trình khởi nghiệp làm giàu với trồng cây mít, ông Nhã cho hay, năng suất mít Thái cao, bình quân đạt 25 - 30 tấn/ha/năm trong điều kiện chăm sóc tốt. Với 2,2 ha mít Thái, hằng năm, sau khi trừ chi phí, ông còn thu lãi gần 1 tỷ đồng.

Được biết, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 72 mã số vùng trồng mít xuất khẩu với diện tích trên 8.600 ha và gần 300 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng, mít, xoài, thanh long… xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Tỉnh đang kỳ vọng với nỗ lực đáp ứng tiêu chí xuất khẩu chính ngạch trái cây nói chung, mít Thái nói riêng, tỉnh sẽ phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh ngành hàng trái cây xuất khẩu.

Qua đó, chất lượng nông sản được nâng lên, bà con bán được giá cao, ổn định và nâng cao mức sống, góp phần đổi mới nông nghiệp - nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thành công.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại cá này có kích thước bé, khoảng tháng 9 tháng 10 hàng năm vào mùa, người thành phố tìm mua về thưởng thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN