Nuôi con “hiếm có khó tìm” siêu đẻ trong ao bèo, lão nông thu về nửa tỷ đồng mỗi năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhận thấy số lượng ốc nhồi khai thác được trong tự nhiên ngày càng ít đi và trở nên quý hiếm, ông Lê Việt Dũng ở khu 5 xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) đã bắt tay vào phát triển mô hình nuôi ốc nhồi đen trong ao bèo, thu về nửa tỷ đồng mỗi năm.

Ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen) là sinh vật bản địa, có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều năm qua, do việc canh tác nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên lượng ốc nhồi trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều người nói vui rằng, đi tìm mua 1kg thịt bò dễ hơn mua vài ba con ốc nhồi về chế biến.

Ốc nhồi nuôi trong ao bèo cho lợi nhuận gấp 10 lần nuôi cá.

Ốc nhồi nuôi trong ao bèo cho lợi nhuận gấp 10 lần nuôi cá.

Vừa cầm chiếc vợt dài chừng 2 mét vớt những cây bèo xanh mướt dưới ao lên bờ, ông Lê Việt Dũng vừa chia sẻ, chỉ với 500m2 mặt nước và 16 triệu đồng tiền vốn, qua nhiều năm mày mò, đến nay ông được coi là đã thành công với mô hình nuôi ốc nhồi trong tráng.

Tự nhận thấy mình có duyên trong việc phát triển kinh tế từ những con vật sống dưới nước, ông Lê Việt Dũng đã đi đến nhiều địa phương để học hỏi kinh nghiệm từ nuôi lươn, trạch, ếch, cá trê… về áp dụng trong ao của gia đình, tuy nhiên không thành công.

“Đầu tiên là tôi làm tráng nuôi ếch, làm bể nuôi lươn nhưng nuôi con gì cũng không thành công, không lỗ nhưng cũng chẳng có lãi. Nhận thấy ốc nhồi trong ao, ngoài đồng ngày càng ít, thương lái ngày nào cũng đi từng khu chợ lùng sục để mua từng con ốc nên tôi đi tìm hiểu cách nuôi ốc nhồi”, ông Dũng nhớ lại.

Khu nuôi ốc nhà ông Dũng được trang bị hệ thống phun nước làm mát tự động vào mùa hè.

Khu nuôi ốc nhà ông Dũng được trang bị hệ thống phun nước làm mát tự động vào mùa hè.

Năm 2012, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, ông Dũng mạnh dạn mang 16 triệu đồng để mua 20.000 con ốc nhồi giống về nuôi thử nghiệm trong ao nhà mình nhưng cũng chết gần hết, chỉ còn khoảng 1.000 con sống lay lắt. Không nản lòng, ông vớt số ốc còn lại thả vào chiếc tráng rộng chừng 18m2 trước đây từng nuôi ếch. Phần ao còn lại ông tiếp tục nuôi cá.

Những con ốc còn lại sống trong tráng, thi thoảng ông Dũng cắt vài nắm cỏ, vớt vài cây bèo cho ăn lại sống được và đẻ trứng, nở ra ốc con. Năm 2016 ông vớt ốc lên bán được hơn 3 triệu đồng. Cứ thế, vừa giữ lại một phần làm giống, vừa bán ốc thịt, năm 2017 ông Dũng bán được trên 30 triệu đồng.

“Cảm giác lúc ấy sung sướng lắm bởi không ngờ lại nhiều ốc và bán được giá thế. Nhận thất chúng đẻ khỏe, sinh sản nhanh và có lãi gấp 10 lần nuôi cá nên tôi mới chính thức bắt tay vào làm tráng nuôi ốc nhồi trong ao bèo”, ông Dũng cho hay.

Những con ốc bố mẹ được chọn lọc để làm giống.

Những con ốc bố mẹ được chọn lọc để làm giống.

Nói là làm, ông bắt tay vào làm 8 chiếc tráng, mỗi chiếc rộng 18m2 với chi phí 400.000 đồng/chiếc. Số ốc có trong ao, một phần ông vớt lên bán ốc thịt với giá từ 100-120.000 đồng/kg, một phần để lại nhân giống. Trong quá trình làm, ông tự mày mò, học hỏi thêm kinh nghiệm để nuôi được hiệu quả nhất.

“Ốc nhồi lớn nhanh nhất từ tháng 5 đến tháng 12 dương lịch. Mùa đông chúng sẽ dừng ăn và tìm nơi trú ẩn. Tháng 3 chúng chui ra ăn, tháng 4 đẻ trứng. Trứng ốc rất mỏng nên phải thu gom thật nhẹ nhàng để trong thùng xốp, mỗi ngày tưới nước 1-2 lần, khoảng 20 ngày chúng sẽ nở ra ốc con”, ông Dũng cho hay.

Trứng ốc giống có thời điểm lên tới 1,2 triệu đồng/kg.

Trứng ốc giống có thời điểm lên tới 1,2 triệu đồng/kg.

Ốc con sau khi nở được phân bổ đều ra các tráng trong ao. Thức ăn của chúng là bèo tấm, bèo dâu, bèo cái, rau muống, cỏ, lá bí và cám gạo nghiền nhuyễn. Trong đó, bèo là nguồn thức ăn chính bởi chúng cộng sinh cho nhau. Ốc ăn bèo để lớn, bèo lại ăn phân của ốc thải ra, giúp sạch nguồn nước.

Với 8 chiếc tráng nuôi ốc, trung bình từ tháng 5 đến tháng 12 dương lịch, ông Dũng cho thu hoạch 2 lứa ốc, mỗi lứa từ 5-6 tạ ốc thương phẩm. Với giá bán từ 100-120.000 đồng/kg, năm 2019, ông Dũng thu về được trên 500 triệu đồng từ việc bán ốc nhồi thương phẩm và cung cấp ốc nhồi giống cho hơn 100 hộ dân trên địa bàn và một số huyện lân cận.

Thành công từ mô hình nuôi ốc nhồi trong ao bèo, ông Dũng thu về được trên 500 triệu đồng/năm.

Thành công từ mô hình nuôi ốc nhồi trong ao bèo, ông Dũng thu về được trên 500 triệu đồng/năm.

Nhận thấy mô hình nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu năm 2020, ông Dũng bàn với vợ đầu tư thuê trang trại hơn 1,4ha để nuôi ốc nhồi với chi phí 60 triệu đồng/năm. Bước đầu sử dụng 4.000m2 mặt nước để nuôi ốc nhồi, số còn ông nuôi bèo tây để chủ động thức ăn cho ốc. Dự kiến năm nay, trang trại sẽ cho thu hoạch khoảng 4-5 tấn ốc thương phẩm.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi đạt hiểu quả tốt nhất, ông Dũng cho rằng, Ốc nhồi sống khỏe, sinh sản nhanh nhưng nếu không hiểu nó thì có thể dẫn tới việc ốc chết hàng loạt ngay từ khi mua về.

“Nó có thể chết no, chết đói hoặc chết đuối nên người nuôi phải nắm thật rõ kỹ thuật. Khi thả ốc giống xuống ao phải thả thật nhẹ nhàng, tốt nhất là cho con ốc làm quen trước với môi trường nước trong ao trước rồi mới thả. Trong quá trình cho ăn cũng không nên để con ốc quá đói hoặc cho ăn quá no gây tắc vòi ốc và chết. Hơn nữa, thức ăn dư thừa cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước, sinh ra những vi khuẩn có hại không tốt cho ốc”, ông Dũng bày tỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Nuôi ốc nhồi - con ”siêu đẻ” như chơi, ăn lá cây, kiếm bộn tiền

Từ những con ốc nhồi thu gom ở ngoài đồng ruộng, ao mương, sau gần 5 năm, ông Bùi Hồng Thắng (65 tuổi), trú tại thôn An...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN