Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu, mít Thái tại vườn rớt giá còn... 4.000 đồng/kg

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Giá bán mít Thái hiện giảm sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg và nhiều nhà vườn các địa phương trong vùng ĐBSCL điêu đứng vì không gỡ gạc đủ vốn đầu tư.

Hiệu ứng dây chuyền từ biên giới

Hiện nay, ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hàng dài xe container vẫn đang nối đuôi nhau chờ được thông quan nhưng chưa biết đến khi nào, bởi nhiều cửa khẩu vẫn đang đóng cửa.

Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu.

Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu.

Việc cả hàng dài xe container nông sản ùn ứ, xe chờ không nổi quay đầu… đã khiến cho một số mặt hàng trái cây vùng ĐBSCL xuống thấp. Cụ thể, giá mít Thái đã xuống còn 4.000 đồng/kg mà vẫn “ngóng” thương lái đến thu mua.

Mặt hàng mít Thái, giờ có thương lái đến thu mua là điều may mắn với nhiều chủ nhà vườn ở miền Tây, nếu không bán mít chín rụng đành bỏ chứ bán cho ai ở thời buổi khó khăn về đầu ra như hiện nay.

Giá mít hiện được thương lái thu mua tại vườn với giá 4.000 đồng 1 kg.

Giá mít hiện được thương lái thu mua tại vườn với giá 4.000 đồng 1 kg.

Hơn 1.000 cây mít Thái đến kỳ thu hoạch trái của gia đình anh Phan Văn Nghĩa, ngụ phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ được bạn hàng vào thu mua là điều may mắn thời điểm hiện tại. Giá bán thì xuống từng ngày theo tín hiệu thị trường xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Trung Quốc.

Anh Nghĩa chia sẻ, hàng ngàn xe container ùn ứ tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã khiến nhiều nông sản của vùng ĐBSCL gặp khó về đầu ra. Bản thân anh Nghĩa cũng nhìn nhận được vấn đề giá sẽ xuống thấp nhưng không ngờ rằng có ngày giá mít Thái lại xuống thê thảm như giờ.

Anh Phan Văn Nghĩa, chủ vườn mít Thái ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đang tính đến phương án cắt bỏ bớt trái để giảm phân bón.

Anh Phan Văn Nghĩa, chủ vườn mít Thái ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đang tính đến phương án cắt bỏ bớt trái để giảm phân bón.

Nếu như trái mít Thái xưa kia khoảng 20 kg vào đúng thời điểm giá đỉnh điểm 50.000 đồng/kg thì cầm chắc 1 triệu đồng/trái.

Nay điều đó đã xa vời, bán được mít đã mừng, giờ giá mít đổ xô 4.000 đồng/kg kiếm được 80.000 đồng/trái đã là mừng, bởi tình trạng chung do dịch bệnh khó khăn về đầu ra, nông sản ùn ứ khó tiêu thụ.

“Với giá mít Thái xuống còn 4.000 đồng/kg mà phải ngóng thương lái, chịu cảnh thua lỗ chứ không nghĩ tới việc có lợi nhuận vì giá vật tư, phân bón tăng đã đội chi phí đầu vào quá nhiều.

Giá mít Thái mà bán xô (không phân loại - PV) với giá 10.000 đồng/kg thì còn lời chút đỉnh, chứ giờ nhà vườn cũng đang băn khoăn về việc có nuôi trái vụ tiếp hay không. Tín hiệu thị trường sẽ quyết định số phận của vườn mít hơn 1.000 cây này”, anh Nghĩa nói vậy.

Anh Phan Văn Nghĩa cho biết, giá mít xuống thấp nên không đủ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.

Anh Phan Văn Nghĩa cho biết, giá mít xuống thấp nên không đủ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.

Câu chuyện chờ thời, tín hiệu thị trường của anh Phan Văn Nghĩa cho thấy sự khó khăn trong việc tìm đầu ra cho mặt hàng nông sản khi bước vào chính vụ.

Giá bán mít loại nhất, nhì, ba đều chung 1 giá, nhưng giá bán 1 kg mít chưa đủ mua được chiếc bánh mì ngọt với giá 5.000 đồng. Có nông dân ở vùng sâu, giá mít bán xô chỉ 2.000-3.000 đồng/kg.

Hơn 20 năm làm thương lái đi thu mua các loại trái cây phục vụ xuất khẩu nhưng anh Mai Thanh Hải, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ chưa từng thấy cảnh ảm đạm khi vào vườn cắt trái cây như bây giờ.

Giá các loại trái cây giảm, giá mít Thái thì giảm sâu, nhà vườn thì ngóng chờ nhưng anh Hải cũng không dám “ôm” hàng nhiều vì không thể tìm được đầu ra.

Anh Mai Thanh Hải, thương lái thu mua nhiều loại trái cây nay cũng chỉ thu mua cầm chừng.

Anh Mai Thanh Hải, thương lái thu mua nhiều loại trái cây nay cũng chỉ thu mua cầm chừng.

Giá mít anh Hải đang thu mua tại vườn của anh Phan Văn Nghĩa là 4.000 đồng/kg. Với anh Hải, việc thu mua mít Thái thời điểm này là để giữ mối với nhà vườn, chứ không lời lãi bao nhiêu vì không có thị trường tiêu thụ.

Nếu như mới vài chục ngày trước, anh Hải chạy ngược, chạy xuôi để thu mua sầu riêng, mít, vú sữa, cam… để đóng hàng xuất sang Trung Quốc thì giờ cảnh tượng đó đã là dĩ vãng.

Giá mít Thái giảm sâu người dân không đủ chi phí vật tư đầu vào.

Giá mít Thái giảm sâu người dân không đủ chi phí vật tư đầu vào.

Việc thu mua với số lượng lớn thời điểm này cũng không biết bán cho ai, nhà vườn thì khổ còn bản thân anh Hải cũng buồn khi chưa thể thực hiện hết lời hứa với các chủ vườn là thu hoạch đúng thời điểm, có những vườn mít chín rụng, hoặc chủ vườn cắt bỏ trái để đỡ mất sức cây...

Thương lái cũng khổ

Việc phụ thuộc xuất khẩu nông sản vào một thị trường sẽ dẫn tới những hệ lụy khôn lường đối với các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu.

Anh Mai Thanh Hải, nhìn nhận, giờ đây ngoài xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì việc tìm kiếm các thị trường khác cũng gặp khó khi mỗi một thị trường đặt ra các tiêu chuẩn riêng.

Giá mít Thái giảm sâu nên nôngi dân nghĩ chuyện bỏ “trái” chờ thời.

Giá mít Thái giảm sâu nên nôngi dân nghĩ chuyện bỏ “trái” chờ thời.

Hàng ngàn xe container ùn ứ tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đặt ra vấn đề phải tìm hướng đi mới.

Muốn làm được điều này nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất, không chạy theo thị trường mà chú trọng chất lượng, còn bản thân 1 thương lái như anh thì muốn tiếp cận nguồn vốn đầu tư kho lạnh để dự trữ, bảo quản và sự đồng hành, chia sẻ cũng như định hướng vùng trồng từ phía chính quyền để làm thương hiệu.

Mít Thái từng được xem là cây trồng đổi đời của nhiều người dân.

Mít Thái từng được xem là cây trồng đổi đời của nhiều người dân.

“Mình có vốn đầu tư kho thì dịch bệnh hay khi container mình đi không được là mình mua dự trữ lại hết, sau này hàng thông thương mình bán. Làm vậy, nhà vườn cũng có giá, thương lái cũng không lo thiếu hàng.

Thời điểm này xuất khẩu khó mà mua số lượng lớn không có kho lạnh, không bãi chứa thì mua về để đó sẽ bị hư hỏng hết.

Có một số vườn đã mua có thể chín trên cây, rụng nhưng giờ bẻ về không biết bán cho ai, ở đâu, chỗ nào tiêu thụ”, anh Hải nêu vấn đề.

Nếu như vào thời "đỉnh" của mít Thái, mỗi trái giá cả triệu thì nay chưa tới 100.000 đồng.

Nếu như vào thời "đỉnh" của mít Thái, mỗi trái giá cả triệu thì nay chưa tới 100.000 đồng.

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) dự báo, trong quý I/2022, sản lượng trái cây chính ở các tỉnh thành phía Nam khoảng 1,6 triệu tấn. Trong đó, thanh long khoảng 297.000 tấn; chuối 250.000 tấn; xoài 244.000 tấn; mít 159.000 tấn; bưởi 144.000 tấn; cam 132.000 tấn và dứa khoảng 127.000 tấn…

Thương lái đến thu mua mít của người dân.

Thương lái đến thu mua mít của người dân.

Ở những vùng trồng mít Thái nhiều trong vùng ĐBSCL như Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang người dân cũng đang gặp khó trong khâu tiêu thụ.

Giá bán thay đổi từng ngày, nhiều nơi giá thu mua mít Thái của thương lái đang dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Mít nhì, mít ba được thu mua với giá từ 1.000 - 4.000 đồng/kg.

Nhưng nếu mít Thái bán xô thì chỉ có giá 4.000 đồng/kg! Điều này đồng nghĩa với việc người dân chịu cảnh thua lỗ mà chẳng biết bấu víu vào đâu, vì tình trạng chung là vậy.

Vạt mít để kiểm tra chất lượng trước khi thu mua.

Vạt mít để kiểm tra chất lượng trước khi thu mua.

Giờ giá mít Thái xuống thấp nhà vườn lại toan tính về những cây trồng có giá trị. Cây mít từng được cho là đổi đời của rất nhiều người dân giờ lại xa vời.

Những người có đất thì chịu thiệt đôi chút, những người thuê đất để trồng cây mít Thái với mong muốn “đổi đời” như ngồi trên đống lửa. Nếu giá mít xuống nữa họ sẽ ra sao, trồng cây gì và vòng luẩn quẩn này bao giờ mới kết thúc thì chưa ai biết được.

Vườn mít cả ngàn cây của gia đình anh Phan Văn Nghĩa.

Vườn mít cả ngàn cây của gia đình anh Phan Văn Nghĩa.

Từ những dự báo của ngành chức năng phía Bộ NN&PTNT cho thấy, sản lượng trái cây vùng ĐBSCL rất lớn, nhưng xuất khẩu hiện nay đang gặp khó.

Đây là thách thức đặt ra cho ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương trong việc quy hoạch, quản lý và nhận định thị trường trong thời gian tới.

Sự kết nối lên các kênh phân phối điện tử, với các doanh nghiệp... là bước đi đúng đắn, nhưng vẫn chưa mang lại tín hiệu đáng mừng. Có lẽ rằng, thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến thị trường xuất khẩu mới, tập trung vào việc tự đầu tư dây chuyền, công nghệ để mang lại giá trị thặng dư sẽ góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt. Cảnh ùn ứ hay câu chuyện giải cứu khi đó mới phần nào được giải quyết.

Nguồn: [Link nguồn]

Thứ xưa chỉ nhà nghèo mới ăn, nay ở Việt Nam nhiều người bán kiếm tiền triệu

Sản phẩm này gắn với một thời nghèo khó ở dải đất miền Trung, nay được người dân thành phố lùng mua khắp nơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Thanh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN