Nông dân khóc ròng vì trồng lúa… mà bò cũng không muốn ăn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhiều nông dân Trà Vinh khóc dở, mếu dở nhìn cánh đồng lúa đang dần héo khô, cắt về bò cũng không muốn ăn.

Tỉnh Trà Vinh là tỉnh nằm cuối nguồn tiếp ngọt của Sông Hậu và giáp biển, do đó khả năng xâm nhập mặn và khô hạn sẽ tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

Theo kết quả quan trắc ngày 23/2 của Sở NN&PTNT Trà Vinh, nước hầu hết cửa cống ở các huyện nội địa đều có độ mặn trên mức 5‰, độ mặn tăng cao gấp nhiều lần ở khu vực ven biển.

Tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn đã ảnh hưởng lớn đến những gia đình trồng lúa tại tỉnh này. Ông Na Sine, Trưởng ấp Ô Răng, xã Long Sơn (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), cho biết cả tháng nay ông không thể ngủ được vì tình trạng thiếu nước diễn ra cả tháng qua khiến cho những mảnh ruộng tại ấp héo úa.

Nhiều mảnh ruộng tại Trà Vinh héo úa vì không có nước tưới.

Nhiều mảnh ruộng tại Trà Vinh héo úa vì không có nước tưới.

Đến ấp Ô Răng thời điểm này mọi người sẽ thấy có những ruộng thiếu nước từ lâu, có đám lúa đã trổ, có đám lúa đang chờ ra bông. Nền đất khô cứng như mặt đường, nhiều vạt ruộng cháy vàng, nhiều vạt còn màu xanh nhưng lúa đã héo.

Con kênh giữa cánh đồng rộng chừng 4m, sâu 2m đã cạn tới đáy, nhiều vạt bùn bị nước phèn sủi lên đóng váng vàng khè, đặc quánh. Dọc tuyến kênh, loạt họng máy bơm của dân nằm bất động.

Trưởng ấp Ô Răng cho biết, khu vực ruộng bị hạn ở cuối nguồn, kênh tưới lại nông nên khi đóng cống nước cạn rất nhanh. Để cứu đồng lúa, ông Na Sine nghĩ các hộ dân sẵn sàng góp 5 triệu đồng/ha nếu chính quyền có chủ trương vận động kinh phí bơm nước về.

Cây bắt đầu khô dần vì ảnh hưởng bởi hạn mặn.

Cây bắt đầu khô dần vì ảnh hưởng bởi hạn mặn.

Ấp này có 439 hộ dân, 243ha ruộng. Vụ đông xuân năm nay, người dân ở ấp xuống giống đúng lịch thông báo của ngành nông nghiệp nhưng khi lúa sắp trổ bông lại gặp hạn mặn. Tính đến nay, tình trạng thiếu nước tưới đã kéo dài khoảng một tháng, lúa trên đồng dần khô héo.

Theo ông, đây là vụ lúa chính trong năm, nếu thuận lợi sẽ đạt sản lượng khoảng 700 – 800kg/ 1000m2. Vụ này chỉ cần tưới 2 lần nữa là có thu hoạch nhưng giờ cống đóng, không có nước tưới, nguy cơ 40% diện tích lúa của ấp sẽ mất trắng.

“Gia đình tôi đầu từ 30 triệu đồng, trồng 1,6ha lúa nên cũng lo lắng lắm. Ngày nào cũng vậy, tôi vẫn đi ra bờ kênh để ngồi xem có nước tưới lúa không, chỉ mong vớt vát được chút”, ông nói.

Có người nông dân than thở rằng đầu tư hơn chục triệu để trồng lúa mà vụ này có nguy cơ mất trắng.

Có người nông dân than thở rằng đầu tư hơn chục triệu để trồng lúa mà vụ này có nguy cơ mất trắng.

Con kênh ở giữa đồng cũng cạn nước.

Con kênh ở giữa đồng cũng cạn nước.

Cũng chung nỗi lo, bà Thạch Thị Bé (52 tuổi) than thở: “Đầu tư mười mấy triệu để cấy 1ha lúa mà vụ này chắc mất trắng rồi. Nếu có nước thì còn cứu được chừng 60% sản lượng, không thì đành chịu. Mất vụ này là hết vốn đầu tư vụ sau luôn".

Không ít người còn than vãn rằng "lúa này giờ đắng lắm, cắt về bò cũng không muốn ăn".

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, địa phương ghi nhận tình trạng thiếu nước cục bộ gây ảnh hưởng đến ruộng lúa của một số hộ dân. Ngành nông nghiệp huyện Cầu Ngang đang theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn, khi độ mặn ở cửa cống xuống thấp sẽ lập tức bơm nước về.

Nói về nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng lúa bị khô hạn ở địa phương, ông Thanh Nhàn lý giải: “Diện tích lúa bị hạn nằm ngoài quy hoạch, nhưng nhiều năm nay nông dân đã canh tác tự phát. Con kênh tưới cho khu vực này nông và hẹp, địa phương có chủ trương nạo vét, tuy nhiên nhiều hộ dân sợ ảnh hưởng nên chưa đồng thuận”.

Nguồn: [Link nguồn]

Do hạn mặn gay gắt, nhiều hộ dân tại tỉnh thành này đã phải mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/m3 để sử dụng vào mục đích sinh hoạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHÚC MINH ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN