Người Hà Nội đến... nhà hàng, tiệm nail mua rau củ quả những ngày giãn cách

Nhiều nhà hàng, quán ăn... đã sử dụng mặt bằng sẵn có chuyển sang bán thực phẩm thiết yếu như rau, hoa quả, thịt lợn trong bối cảnh dịch bệnh.

Sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các nhà hàng, quán ăn đã chấp hành đóng cửa để phòng dịch theo chỉ thị của thành phố. Thay vào đó, một số cơ sở đã sử dụng mặt bằng sẵn có chuyển sang bán các thực phẩm thiết yếu như rau, củ, quả... phục vụ nhu cầu của người dân.

Sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các nhà hàng, quán ăn đã chấp hành đóng cửa để phòng dịch theo chỉ thị của thành phố. Thay vào đó, một số cơ sở đã sử dụng mặt bằng sẵn có chuyển sang bán các thực phẩm thiết yếu như rau, củ, quả... phục vụ nhu cầu của người dân.

Từ chủ một chủ shop quần áo, chị Cù Thị Hoàn (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) đã tạm thời thuê lại mặt bằng của một nhà hàng để bán rau, củ, quả.

Từ chủ một chủ shop quần áo, chị Cù Thị Hoàn (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) đã tạm thời thuê lại mặt bằng của một nhà hàng để bán rau, củ, quả.

Chị Hoàn cho biết, trong thời gian giãn cách, quần áo là mặt hàng không thiết yếu vì vậy chị đã quyết định chuyển đổi mô hình để thích ứng và bắt kịp với tình hình thực tế.

Chị Hoàn cho biết, trong thời gian giãn cách, quần áo là mặt hàng không thiết yếu vì vậy chị đã quyết định chuyển đổi mô hình để thích ứng và bắt kịp với tình hình thực tế.

"Tôi luôn nhắc nhở khách tới mua phải đảm bảo khoảng cách. Nếu không tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chúng tôi sẽ từ chối bán hàng”, chị Hoàn cho hay.

"Tôi luôn nhắc nhở khách tới mua phải đảm bảo khoảng cách. Nếu không tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chúng tôi sẽ từ chối bán hàng”, chị Hoàn cho hay.

Cách sạp rau của chị Hoàn không xa, quán nem nướng của chị Nguyễn Thị Thành đã chuyển thành một sạp bán thịt lợn.

Cách sạp rau của chị Hoàn không xa, quán nem nướng của chị Nguyễn Thị Thành đã chuyển thành một sạp bán thịt lợn.

Theo chị Thành, trước đây, công việc bán nem đem lại nguồn thu ổn định giúp gia đình trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ khi dịch bệnh bùng phát, nguồn thu nhập từ cửa hàng cũng không được như trước cộng thêm gánh nặng từ chi phí mặt bằng.

Theo chị Thành, trước đây, công việc bán nem đem lại nguồn thu ổn định giúp gia đình trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ khi dịch bệnh bùng phát, nguồn thu nhập từ cửa hàng cũng không được như trước cộng thêm gánh nặng từ chi phí mặt bằng.

“Từ ngày kinh doanh thịt lợn, hai vợ chồng thường đi sớm về muộn, quần áo lấm lem nhưng giữa lúc khó khăn này có đồng ra đồng vào là tốt lắm rồi”, chị Thành bày tỏ.

“Từ ngày kinh doanh thịt lợn, hai vợ chồng thường đi sớm về muộn, quần áo lấm lem nhưng giữa lúc khó khăn này có đồng ra đồng vào là tốt lắm rồi”, chị Thành bày tỏ.

Nằm cạnh cổng chợ Nghĩa Tân, quán bún phở của chị Hoàng Thị Hà đã chuyển sang bán hoa quả gần nửa tháng nay.

Nằm cạnh cổng chợ Nghĩa Tân, quán bún phở của chị Hoàng Thị Hà đã chuyển sang bán hoa quả gần nửa tháng nay.

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, chị Hà phải giăng dây để đảm bảo khoảng cách giữa người mua và người bán.

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, chị Hà phải giăng dây để đảm bảo khoảng cách giữa người mua và người bán.

“Bán hoa quả là giải pháp tạm thời để đảm bảo kế sinh nhai, giúp chúng tôi vượt qua thời kỳ khó khăn này", chị Hà chia sẻ.

“Bán hoa quả là giải pháp tạm thời để đảm bảo kế sinh nhai, giúp chúng tôi vượt qua thời kỳ khó khăn này", chị Hà chia sẻ.

Một cửa hàng làm nail cũng chuyển sang bày bán hoa quả.

Một cửa hàng làm nail cũng chuyển sang bày bán hoa quả.

Nguồn: [Link nguồn]

Có phiếu cũng không vào được chợ; siêu thị vẫn ”thả rông”?

Việc thực hiện phiếu đi chợ tại Hà Nội vẫn "mỗi nơi mỗi kiểu" khiến nhiều người dân mệt mỏi, trong khi, siêu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Biển Ngọc ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN