Khó xuất sang Trung Quốc, gần 1 triệu tấn trái cây tiêu thụ thế nào?

Từ nay đến hết quý 1/2022, Việt Nam sẽ có khoảng gần 1 triệu tấn nông sản đến thời kỳ thu hoạch, trong khi việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó thì việc tiêu thụ nội địa cần đặt lên hàng đầu.

Từ cuối tháng 11/2021 đến nay, tình trạng ùn ứ diễn ra nghiêm trọng tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc cùng với thông báo ngừng nhập khẩu quả thanh long Việt Nam sang Trung Quốc đến hết ngày 26/1; tạm dừng nhập khẩu trái cây trong container lạnh trong 28 ngày (14 ngày trước Tết và 14 ngày sau Tết) đã khiến tình hình tiêu thụ nông sản hết sức khó khăn.

Nhiều container chở nông sản xuất khẩu không thông quan được phải quay đầu bán dọc đường với giá rẻ.

Nhiều container chở nông sản xuất khẩu không thông quan được phải quay đầu bán dọc đường với giá rẻ.

Hàng nghìn tấn thanh long, mít, xoài, dưa hấu đến kỳ thu hoạch nhưng không có bóng dáng của thương lái. Nếu có thì giá cũng rất rẻ, chỉ từ khoảng 8.000-10.000 đồng/kg, thậm chí nhiều loại còn không có người mua.

Cụ thể, anh Tuấn, người sở hữu 40 ha dưa hấu với sản lượng khoảng 1.000 tấn tại Đắk Lắk cho biết, anh trồng dưa hấu để xuất khẩu, mỗi đơn hàng lên đến vài chục tấn nhưng năm nay, dưa nhà anh đến kỳ thu hoạch vẫn không có người đến mua. Chỉ có thương lái nhỏ lẻ, mua từ 3-4 tấn/lần với giá chỉ 1.000-2.000 đồng/kg. Với giá này thì không đủ tiền thuê người hái mà không biết khi nào mới bán hết.

Hàng nghìn tấn dưa hấu đến kỳ thu hoạch chỉ còn từ 1.000-2.000 đồng/kg.

Hàng nghìn tấn dưa hấu đến kỳ thu hoạch chỉ còn từ 1.000-2.000 đồng/kg.

Tại Long An và Bình Thuận cũng còn khoảng 130.000 tấn thanh long đến kỳ thu hoạch. Trong khi đó, những năm trước thì từ 70-80% lượng thanh long được xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện nay, việc xuất khẩu gặp khó khăn đã khiến giá thanh long rớt khoảng 6 lần so với tháng trước.

Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ loại 1 chỉ còn 8.000 đồng/kg, loại 2 chỉ còn từ 4.000-5.000 đồng/kg. Thanh long ruột trắng chỉ còn từ 2.000-4.000 đồng/kg.

Để hỗ trợ người dân, nhiều tỉnh, thành, địa phương đã phát động nhiều biện pháp linh hoạt nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Đơn cử như huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thành lập 57 tổ thu hái, đóng gói với 285 thành viên giúp tiêu thụ 100 tấn cam và các loại nông sản trên địa bàn. Hội nông dân tỉnh Hà tĩnh cũng hỗ trợ hội viên tiêu thụ gần 600 tấn nông sản trong tỉnh và 150 tấn nông sản của các địa phương khác.

Thanh long chỉ còn từ 2.000-8.000 đồng/kg.

Thanh long chỉ còn từ 2.000-8.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Lạng Sơn cũng đã triển khai hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản đang ùn tắc tại các cửa khẩu, đưa mặt hàng nông sản lên các sàn thương mại điện tử. Chỉ trong nửa ngày, một sàn thương mại điện tử của Lạng Sơn đã bán được hơn 7 tấn thanh long.

Về phía doanh nghiệp, ông Đinh Cao Khuê – Công ty Xuất khẩu Đồng Giao cho biết, mỗi ngày, công ty tiêu thụ khoảng 100-150 tấn nông sản các loại, đặc biệt là xoài giúp bà con nông dân. Đặc biệt, doanh nghiệp này cũng đã kết hợp với tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang để thu mua, chế biến xoài với số lượng lớn.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Nam – Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT thì từ nay cho đến hết quý 1/2022, cả nước có khoảng gần 1 triệu tấn trái cây chủ lực đến thời điểm thu hoạch.

Nhiều nhất là quả thanh long với sản lượng khoảng 300.000 tấn; khoảng 250.000 tấn xoài; 160.000 tấn mít; 140.000 tấn bưởi; 130.000 tấn cam. Những loại trái cây này đều nằm trong nhóm nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Vì vậy, theo ông Nam, trong điều kiện này thì cần làm rõ thêm vai trò của thị trường nội địa. “Thị trường nội địa vẫn có nhiều tiềm năng. Chúng ta cần tích cực thay đổi tư duy trong sản xuất và kinh doanh, đáp ứng đa dạng thị trường thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Nam nhấn mạnh.

Xuất khẩu gặp khó nên rất cần các địa phương vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Xuất khẩu gặp khó nên rất cần các địa phương vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia Kinh tế cũng cho rằng, trong tình hình này cần có giải pháp thúc đẩy thị trường trong nước và tăng tiêu dùng nội địa. Bởi vì, chỉ khi doanh nghiệp bán được hàng mới có tiền quay vòng sản xuất, chi trả lương cho người lao động. Từ đó, tác động trở lại đến tiêu dùng trong nước giúp kinh tế hồi phục.

Để làm được điều này, ông Thịnh cho biết cần phải xây dựng quy hoạch, phát triển sản xuất và hệ thống phân phối. Đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trần Quốc Toản – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, vai trò của địa phương trong hoạt động tiêu thụ nội địa là rất quan trọng.

“Thực tế tiêu thụ nông sản trong đợt dịch vừa qua cho thấy, với những địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La… Dù thu hoạch đúng vào mùa dịch nhưng nếu đã xây dựng kịch bản xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động tiêu thụ nội địa ngay từ đầu vụ thì việc tiêu thụ hết nông sản không khó. Vì vậy, thúc đẩy tiêu dùng nội địa nêu cao vai trò của địa phương sẽ là giải pháp căn cơ”, ông Toản phân tích.

Nguồn: [Link nguồn]

Thanh long được làm thành bánh mì và thạch bán ở siêu thị với giá chỉ 3.500 đồng/chiếc

Ngoài thanh long tươi được bán với giá từ 12.900 đồng/kg thì một số siêu thị còn làm bánh mì, bánh bông lan, thạch… từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN