Hàng quán Hà Nội ngày đầu mở cửa trở lại: Nơi đông đúc nơi không một bóng người

Sau gần 1 tháng đóng cửa thực hiện công tác phòng chống dịch, sáng 22/6, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, cắt tóc gội đầu háo hức chuẩn bị từ tinh mơ để mở cửa trở lại. Tuy nhiên lượng khách không đông như mong đợi.

Sau khi nhận được quyết định cho phép mở cửa trở lại, nhiều hàng quán tại Hà Nội đã thức xuyên đêm để dọn dẹp và chuẩn bị bán hàng. Ghi nhận của PV trong buổi sáng nay, các quán bán đồ ăn sáng như bún, phở, bánh mì... đón nhận lượng khách khá đông nhưng vẫn thực hiện đủ các quy tắc phòng dịch như bảo đảm giữ khoảng cách, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người...

Anh Ánh, chủ cửa hàng phở Ánh Sáng tại Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) háo hức từ rạng sáng, dậy chuẩn bị dọn dẹp và đi chợ để mở hàng bán từ 5h sáng.

Để chuẩn bị cho ngày đầu mở cửa trở lại, nhiều hàng quán dậy từ tờ mờ sớm, thậm chí thức xuyên đêm chuẩn bị.

Để chuẩn bị cho ngày đầu mở cửa trở lại, nhiều hàng quán dậy từ tờ mờ sớm, thậm chí thức xuyên đêm chuẩn bị.

Nhân viên thực hiện dọn dẹp bàn ghế và lắp vách ngăn theo đúng quy định.

Nhân viên thực hiện dọn dẹp bàn ghế và lắp vách ngăn theo đúng quy định.

Anh Ánh cho biết, gần 1 tháng thực hiện tạm đóng cửa hàng quán, anh chỉ mở bán mang về được 3 ngày nhưng không có khách nên anh đóng hẳn, tiền nhà mỗi tháng 20 triệu vẫn phải đóng. Vì vậy, ngày nào anh cũng thấp thỏm, mong chờ ngày mở cửa trở lại.

Bắt đầu bán từ 6h sáng, sau 1 giờ anh đã bán được khoảng hơn 20 bát phở. Dù khách đến đông nhưng phải chờ bên ngoài vì đảm bảo giữ khoảng cách và không được quá 20 người ngồi trong quán.

Anh Ánh dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị và bắt đầu bán hàng vào lúc 6 giờ sáng.

Anh Ánh dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị và bắt đầu bán hàng vào lúc 6 giờ sáng.

Khách đến ăn phở khá đông nhưng chủ cửa hàng chỉ sắp xếp chỗ ngồi không quá 50% công suất theo quy định.

Khách đến ăn phở khá đông nhưng chủ cửa hàng chỉ sắp xếp chỗ ngồi không quá 50% công suất theo quy định.

Quán phở của chị Liên ở Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) trước đây chỉ mở phục vụ khách buổi tối nhưng hôm nay chị cũng mở cửa cả ngày để đón khách.

Chị Liên cho hay, trước đây, quán phở của chị mở bán vào cuối giờ chiều, chỉ bán cho khách ăn đêm. Tuy nhiên, sau lệnh đóng cửa tạm thời, chị phải đóng cửa và đăng kí bán hàng mang về qua các app đặt hàng trực tuyến để đảm bảo doanh thu.

Quán phở của chị Liên chỉ có 2 khách ăn tại chỗ.

Quán phở của chị Liên chỉ có 2 khách ăn tại chỗ.

Một số cửa hàng vẫn đóng cửa, chưa mở trở lại.

Một số cửa hàng vẫn đóng cửa, chưa mở trở lại.

 “Tôi thuê 2 nhân viên, tiền công vẫn phải đảm bảo cho các em ấy chứ giờ cho nghỉ việc thì sau mình không tìm được người. Vì thế, phải túc tắc bán online, mỗi ngày cũng chỉ được khoảng 40-50 bát. Hôm nay được mở cửa trở lại, tôi cũng thử bán ban ngày xem sao nhưng xem chừng vắng lắm”, chị Liên nói.

Theo chị Liên, hơn 20 năm làm hàng phở nhưng càng ngày làm ăn càng khó bởi hàng quán mọc ra ngày càng nhiều, sự cạnh tranh lớn nhưng khách thì lại không có, thêm dịch bệnh lại càng khó khăn hơn. Thay vì thuê đông nhân viên như ngày trước thì hiện tại, chị chỉ thuê 2 người chính và thuê thêm phụ việc theo giờ để cắt giảm chi phí.

Để cải thiện doanh thu, thay vì chỉ bán buổi tối thì nay chị mở cả ngày và bán thêm trên các ứng dụng online.

Để cải thiện doanh thu, thay vì chỉ bán buổi tối thì nay chị mở cả ngày và bán thêm trên các ứng dụng online.

Nếu như các hàng quán ăn uống mở cửa từ rất sớm thì một số quán cắt tóc gội đầu lại khá “im lìm” trong ngày đầu mở cửa trở lại. Theo một số chủ cửa hàng thì dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm móng thường đông khách vào buổi trưa hoặc cuối tuần. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng nên mọi người ngại ra khỏi nhà.

Anh Lâm Thao, chủ Salon tóc ở Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, trước đây, sớm nhất thì cũng phải 8 giờ sáng bên anh mới bắt đầu mở cửa. Tuy nhiên,sáng nay, ngày đầu được mở trở lại anh mở sớm hơn 1 tiếng vì háo hức.

Anh Thao mở cửa hàng cắt tóc sớm hơn trước để phục vụ khách.

Anh Thao mở cửa hàng cắt tóc sớm hơn trước để phục vụ khách.

 “Riêng tiền thuê mặt bằng của bên tôi đã khoảng 30 triệu đồng, chưa kể hàng chục nhân viên làm việc nữa nhưng gần 1 tháng qua không làm ngày nào. Cửa hàng đóng, thi thoảng mới có một vài người khách quen gọi đến nhà cắt tóc giúp, còn lại không có doanh thu”, anh Lâm Thao chia sẻ.

Cũng theo anh Thao, Salon tóc của anh trước đây có gần 10 người nhưng sáng nay anh mới gọi 6 thợ đến làm việc. Tuy nhiên, đến 9h sáng thì mới có 3 khách đến cắt tóc.

Khách đến cắt tóc chủ yếu là khách quen và không đông như mong đợi.

Khách đến cắt tóc chủ yếu là khách quen và không đông như mong đợi.

“Thời tiết nắng nóng cùng với thói quen ở nhà để đề phòng dịch bệnh đã khiến lượng khách đến sử dụng các dịch vụ không được như mong đợi. Tình hình này lại ngày càng khó khăn, tôi chỉ mong dịch bệnh sớm chấm dứt để mọi thứ sớm trở lại bình thường như trước kia”, anh Thao cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Áp dụng chỉ thị “nóng” về giãn cách phòng chống Covid-19: Cảnh tượng hàng quán tại Hà Nội

Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý, bắt đầu từ 0h ngày 19/8, các nhà hàng, quán ăn, quán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN