Hàng quán dịch vụ “chặt chém” giá sốc ngày đầu năm: Choáng với bán bún ốc 100.000 đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Quán cà phê tự ý tính thuế VAT 100% và 100 nghìn một bán bún ốc sườn,... là hai trong những mức giá gây sốc cộng đồng mạng trong những ngày đầu năm dịp Tết Nguyên đán.

Hàng quán tăng phí dịch vụ 50%, 100 nghìn một bán bún ốc sườn

Giống như mọi năm, tại Hà Nội, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống mở cửa xuyên Tết Nguyên đán đã đồng loạt tăng phí dịch vụ lên 30% - 50%, thậm chí có nơi tăng giá gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường.

Nhiều hàng quán tự ý tăng phí dịch vụ 50% trong những ngày đầu năm

Nhiều hàng quán tự ý tăng phí dịch vụ 50% trong những ngày đầu năm

Đơn cử, trên phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa), một bát bún riêu đầy đủ “topping” ngày thường có giá 40.000 đồng/bát, thì trong 4 ngày Tết vừa qua đã tăng lên 70.000 - 80.000 đồng/bát, tăng gấp đôi ngày thường.

Trên phố Trường Chinh, tại một cửa hàng phở có tiếng, giá một bát phở ngày thường có giá 40.000 đồng/bát, thì ngày Tết cũng đã tăng lên 60.000 đồng/bát, tăng khoảng 50%.

Điều đặc biệt, càng vào khu vực trung tâm thành phố, mức tăng giá càng cao. Tại khu vực quận Hoàn Kiếm, các cửa hàng ăn uống vỉa hè trên các phố Hàng Điếu, Hàng Gà, Hàng Chiếu, Hàng Khoai... đều tăng giá gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. 

Trên một fanpage triệu người theo dõi trên Facebook, một số người dùng mạng xã hội cũng chia sẻ về hiện tượng phí dịch vụ tăng giá phi lý tại khu vực trung tâm thành phố.

Anh A.T chia sẻ: “Hôm mùng 3 Tết, vợ chồng tôi có đến một quán bún riêu vỉa hè trên phố Hàng Khoai để thay đổi khẩu vị ngày Tết. Khi thanh toán, chủ quán hét giá 90.000 đồng/bát. Hai vợ chồng phải thanh toán 180.000 đồng cho 2 bát”.

Anh T. cho biết, tưởng rằng với mức giá 90.000 đồng, bát bún riêu này sẽ đầy đặn và hấp dẫn. Tuy nhiên, mức giá cao không đi cùng với chất lượng.

“Bên trong chỉ có 1 miếng gió, vài miếng đậu rán và vài miếng thịt bò cắt mỏng như tờ giấy. Với mức giá này, thực sự là quá đắt”, anh T. chia sẻ.

Một khách hàng tố hàng bún ốc sườn trên phố Hai Bà Trưng thu phí 100 nghìn/bát

Một khách hàng tố hàng bún ốc sườn trên phố Hai Bà Trưng thu phí 100 nghìn/bát

Một khách hàng khác mới đây cũng chia sẻ từng ăn bát bún ốc sườn trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội với giá 100 nghìn đồng/bát.

“Làm ăn chộp giật chặt chém quá thể: 100k/1 bát bún được 3 miếng ốc, 3 miếng mọc, 3 miếng giò sụn, 3 gắp bún. Điều đáng nói, chủ quán thu tiền trước và khi ăn khách hàng muốn xin miếng ớt tươi, chút chanh, quất cũng không có” – vị khách trên thất vọng chia sẻ.

Choáng váng quán cà phê tính thuế VAT... 100%

Trước đó ít ngày, dân mạng cũng xôn xao bàn tán về hóa đơn tính tiền nước uống tại một quán cà phê có địa chỉ ở quận Gò Vấp (TPHCM).

Theo thông tin được chia sẻ, chiều mùng Một vừa qua, nhóm bạn trẻ gồm 5 người đã ghé quán cà phê này để gặp gỡ và trò chuyện nhân ngày đầu năm.

Một quán cà phê tự ý tăng thuế vat 100% cho các dịch vụ của quán

Một quán cà phê tự ý tăng thuế vat 100% cho các dịch vụ của quán

Tại đây, nhóm khách gọi các món nước, gồm: 1 sữa tươi đường đen, 1 yaourt dâu, 1 trà Lipton, 1 trà lài vải, và 1 cốc sữa Milo dầm. Sau khoảng một tiếng đồng hồ “tám” chuyện, nhóm khách gọi tính tiền để ra về và nhận được hóa đơn thanh toán từ nhân viên phục vụ.

Số tiền phải trả cho các món đồ uống chỉ là 167.000 đồng, nhưng quán lại tính tiền thuế Giá trị gia tăng (VAT) lên tới... 100%, nâng tổng số tiền khách phải trả lên 334.000 đồng.

Hình ảnh hóa đơn tính tiền được "khổ chủ" đăng lên Facebook cá nhân đã ngay lập tức được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trong các hội nhóm mạng xã hội. Hầu hết các bình luận đều tỏ ra ngỡ ngàng khó hiểu, thậm chí bức xúc với cách tính VAT của chủ quán.

“Không ai cấm phụ thu. Bản thân mình nghĩ nếu cửa hàng mở cửa phục vụ mình xuyên tết thì tiền phụ thu coi như trả thêm cho mấy bạn nhân viên phục vụ. Nhưng 20-30% hợp lý, chứ 100% thì cạn lời”, một người tên Lê Thị Hoàng Anh nói.

“Quán mình phụ thu 10% để trả lương tết cho nhân viên mà còn ái ngại với khách. Đằng này tính 100% thì ai chơi lại”, chị Nhạn Lê, nhân viên một quán cà phê ở TPHCM chia sẻ.

“Thuế VAT là do chính phủ quy định ở mức 10%, và từ đầu năm 2022 giảm xuống còn 8%. Thế mà quán này tự ý nâng lên thành 100% được sao?”, tài khoản mang tên Vi Vi đặt câu hỏi.

Trước hiện tượng tăng giá dịch vụ gấp đôi, gấp ba lần trong những ngày đầu năm dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều người tiêu dùng cho rằng Tết tăng giá là điều đương nhiên, là “đặc sản” của Thủ đô, năm nào cũng xuất hiện nhưng cũng có người không đồng ý, vì mức giá tăng cao phi lý.

Anh Hải, thường trú trên phố Hàng Bài tỏ ra gay gắt: “Tôi đồng ý ngày Tết, phải có phí phụ thu, nhưng mức tăng phải ở mức chấp nhận được”.

Tương tự, chị Nguyễn Tường Vy, hiện sinh sống trên phố Kim Mã cho rằng, trong những ngày Tết, việc các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng giá là điều dễ hiểu, thế nhưng, chỉ nên tăng ở ngưỡng 20% - 30%, hoặc cao nhất là 50% là cùng. Trong khi mức tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với ngày thường là chặt chém, quá cao.

“Ngày Tết, mọi thứ đều tăng giá nên việc các cửa hàng tăng phí dịch vụ là điều dễ hiểu. Nhưng mức tăng gấp đôi là quá cao, người tiêu dùng cũng cảm thấy bất mãn khi bị chặt chém”, chị  Tường Vy nói thêm.

Tuy nhiên, do là ngày đầu năm mới và số tiền không quá nhiều nên đa số khách hàng dù biết bản thân bị chặt chém nhưng họ dĩ hòa vi quý không muốn làm to chuyện, nên họ đành chấp nhận.

Nguồn: [Link nguồn]

Mãn nhãn sản phẩm tưởng chỉ có ở trời Âu được làm thủ công bởi nghệ nhân làng trống

Không ngừng sáng tạo, những người con làng trống Đọi Tam (Hà Nam) luôn ý thức gìn giữ và phát triển nghề cha ông truyền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN