Giá cả tăng cao, người người thắt chặt túi tiền nhưng mặt hàng này vẫn bán "chạy như tôm tươi"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Giá cả đang tăng lên đối với mọi mặt hàng, buộc hàng triệu người phải đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ chi tiêu một khoản không nhỏ hàng tháng cho các thứ xa xỉ như nước hoa.

Hơn 8 trong số 10 người tiêu dùng tại Mỹ đang có kế hoạch suy nghĩ lại hoặc thậm chí giảm chi tiêu cho sản phẩm của họ trong vòng ba đến sáu tháng tới, theo một báo cáo mới từ công ty nghiên cứu thị trường The NPD Group.

Marshal Cohen, cố vấn trưởng ngành bán lẻ của NPD cho biết: “Có một cuộc giằng co giữa mong muốn mua thứ họ yêu thích và nhu cầu thắt chặt chi tiêu khi giá cả cao ăn mòn chiếc ví của họ”.

Giá cả tăng cao, người người thắt chặt túi tiền nhưng mặt hàng này vẫn bán "chạy như tôm tươi" - 1

Khi giá cửa hàng liên tục tăng, các chuyên gia hành vi người tiêu dùng cho biết nhiều người mua sắm thực hiện ba thay đổi: Họ mua hoặc chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn. Họ chủ yếu ngừng chi tiêu cho những thứ không cần thiết, như ăn uống tại nhà hàng. Hơn nữa, khi đến cửa hàng tạp hóa để mua những thứ cần thiết đó, Cohen cho biết người mua sắm không chỉ mua ít hơn về tổng thể mà họ cũng ít "mua sắm bốc đồng" hơn.

CEO Todd Vasos của chuỗi bán lẻ Dolla General cho biết trước đây người Mỹ nhận được nhiều tiền trợ cấp của chính phủ trước đại dịch, đi kèm với chính sách kích thích kinh tế lớn của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nên mọi người chi tiêu nhiều hơn. Thế nhưng với đà lạm phát cao nhất 40 năm hiện nay thì mọi người bắt đầu tiết kiệm dần để chuanar bị cho điều tồi tệ nhất.

Những sản phẩm không cần thay mới hay nâng cấp liên tục cũng sẽ ế ẩm. Ví dụ nhiều người mua nồi chiên không dầu để nấu nướng trong thời điểm cách ly chống dịch và nay họ chẳng cần mua mới làm gì, hay những mặt hàng như tivi cũng thế.

Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn dành số tiền không nhỏ cho các thú vui làm đẹp bản thân. Họ vẫn sẽ chi tiêu một khoản hàng tháng cho các thứ xa xỉ như nước hoa hay mỹ phẩm.

Phó giáo sư Chuck Howard của trường Mays Business School nhận định chính vì thói quen dành một khoản tiền chi tiêu cho thú vui của một bộ phần người tiêu dùng mà các mặt hàng như nước hoa, chocolate... vẫn duy trì được doanh số.

Thậm chí, hãng Bath & Body Works chuyên kinh doanh xà phòng thơm, nước hoa, nến thơm... cho biết doanh số của họ trong quý I/2022 còn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là dù không phải mặt hàng thiết yếu nhưng sản phẩm của họ lại là thứ đồ "xa xỉ chấp nhận được" trong thời buổi lạm phát hiện nay.

Giáo sư Priya Raghubir của trường NYU Sterm School of Business nhận định đây là "hiệu ứng son môi" (Lipstick Effect) khi những mặt hàng xa xỉ nhưng có giá vừa phải như nước hoa, nến thơm vẫn được người tiêu dùng mua sắm trong thời buổi lạm phát.

Theo chuyên gia Neil Saunders của Global Data Retail, người tiêu dùng Mỹ mới thoát khỏi cách ly đại dịch và họ đang mơ về những kỳ nghỉ sau 2 năm tù túng. Bởi vậy chi tiêu cho du lịch hay những mặt hàng xa xỉ cỡ nhỏ là chấp nhận được. Tuy nhiên để có tiền cho những thứ trên thì đồng nghĩa họ sẽ phải tiết kiệm những chi phí khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà phố thương mại trung tâm, kênh trú ẩn an toàn chống bão lạm phát

Trước nguy cơ lạm phát tăng cao, giới đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn để tránh dòng tiền bị trượt giá. Điều này lý giải nguyên nhân thời gian qua nhiều người ồ ạt rút...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN