Dừng phục vụ khách tại chỗ từ 0h ngày 13/7: Hàng quán Hà Nội ra sao?

Ngay trong buổi chiều ngày 12/07, các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Hà Nội đã tất bật dọn dẹp để thực hiện lệnh tạm dừng phục vụ khách tại chỗ kể từ 0h ngày 13/07.

Theo thông tin mới nhất, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ra công điện hỏa tốc về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, kể từ 0h ngày 13/07, Hà Nội yêu cầu dừng tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó, tạm dừng hoạt động các nhà hàng, cơ sở, dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

Đồng thời, dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Ngay lập tức nhiều nhà hàng đã dọn dẹp bàn ghế và dán thông báo chỉ bán mang về.

Ngay lập tức nhiều nhà hàng đã dọn dẹp bàn ghế và dán thông báo chỉ bán mang về.

Theo ghi nhận của PV, ngay từ đầu giờ chiều ngày 12/07, các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đã tất bật dọn dẹp bàn ghế, quét dọn để chuẩn bị đóng cửa. Trong số các nhà hàng, quán ăn, một phần lựa chọn việc duy trì bán hàng online để phục vụ khách quen, một phần lựa chọn đóng cửa nghỉ hoàn toàn đến khi có lệnh mở cửa tiếp và một số chủ nhà hàng lại chọn phương án đóng cửa một phần hệ thống nhà hàng của mình.

Vừa mở cửa lại được 10 ngày sau khi đóng cửa gần 1 tháng, chị Vũ Thị Huê, chủ quán phở Ánh Sáng có địa chỉ ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội), cho biết, bắt đầu từ ngày mai, nhà chị sẽ chọn phương án phục vụ khách mua hàng online và bán mang về.

Chị Huê hy vọng từ giờ đến tối có thể bán hết chỗ thực phẩm đã chuẩn bị ban sáng.

Chị Huê hy vọng từ giờ đến tối có thể bán hết chỗ thực phẩm đã chuẩn bị ban sáng.

Theo chị Huê, tháng trước, khi có lệnh tạm đóng cửa để phòng dịch Covid-19, vợ chồng chị đã đóng luôn cửa hàng, không bán online hay bán mang về vì lượng đơn đặt hàng quá ít, thu không đủ chi. Thế nhưng, sau 1 tháng đóng cửa, khi mở cửa trở lại thì lượng khách lại giảm quá nửa.

“Nếu như trước bán được 50 suất thì nay chỉ được 20 suất/ngày. Vì vậy, đợt này tôi bàn với chồng sẽ bán online để phục vụ khách quen kẻo mình nghỉ luôn như tháng trước thì mất hết khách. Tiền nhà 20 triệu/tháng mà cứ nghỉ thế này thì lấy gì bù lỗ nên phải cố túc tắc bán thôi ”, chị Huê nói.

Nếu như nhiều quán ăn chọn bán online phục vụ khách khi tạm đóng cửa thị chị Hà chọn cách đóng luôn, không bán online.

Nếu như nhiều quán ăn chọn bán online phục vụ khách khi tạm đóng cửa thị chị Hà chọn cách đóng luôn, không bán online.

Khác với chị Huê, một số nhà hàng, quán ăn quy mô nhỏ như nhà chị Hà - chủ quán bún Sơn Hà nằm trên đường Hồ Đắc Di (Đống Đa, Hà Nội) lại chọn đóng cửa hoàn toàn, không bán online.

Hơn 3 giờ chiều, chị Hà đã cẩn thận lau dọn bàn, xếp những chiếc ghế chồng lên nhau để vào góc nhà để chuẩn bị cho việc tạm đóng cửa quán bún.

 “Có lệnh đóng cửa là nhà tôi đóng luôn, không bán trên app hay online gì đâu. Vì mấy cái ứng dụng đó tôi dùng không quen, hơn nữa lại chiết khấu nhiều quá, lên đến 25% thì còn đâu tiền lời lãi nữa mà bán. Muốn có lãi lại phải nâng giá lên, như vậy tôi không thích nên nghỉ luôn đến khi có lệnh mở cửa trở lại”, chị Hà cho biết.

Theo chị Hà, đợt này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vắng khách nên ngày nào chồng chị cũng dậy từ 5 giờ sáng đi chợ, lấy hàng về bán. Nên chị hy vọng từ giờ đến tối nhà chị  bán hết chỗ thực phẩm mua ban sáng để ngày mai nghỉ dịch.

Ngay từ đầu giờ chiều chị Hà đã dọn dẹp ngăn nắp bàn ghế chuẩn bị cho việc tạm đóng cửa quán ăn.

Ngay từ đầu giờ chiều chị Hà đã dọn dẹp ngăn nắp bàn ghế chuẩn bị cho việc tạm đóng cửa quán ăn.

Vừa lựa chọn bán hàng online, anh Nguyễn Văn Bá - chủ hệ thống nhà hàng lẩu nấm vừa lựa chọn đóng cửa 2/3 cơ sở, chỉ hoạt động 2 cơ sở và duy trì 10% nhân viên để phục vụ khách hàng online.

Anh Bá cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin tạm dừng phục vụ khách tại chỗ từ 00h ngày 13/07, anh đã phải đi từng cơ sở một để thông báo cho toàn bộ nhân sự thời gian nghỉ; chỉ đạo nhân viên dọn dẹp, vệ sinh bàn ghế của các cơ sở; tập kết, tập trung hàng hóa của các cơ sở lại 1 cơ sở để bảo quản.

Hệ thống nhà hàng lẩu nấm của anh Bá đóng cửa 2/3 cơ sở, chỉ duy trì 10% nhân sự phục vụ việc bán hàng online.

Hệ thống nhà hàng lẩu nấm của anh Bá đóng cửa 2/3 cơ sở, chỉ duy trì 10% nhân sự phục vụ việc bán hàng online.

Theo anh Bá, riêng tiền thuê mặt bằng của 8 cơ sở bên anh, thấp nhất là 30 triệu đồng/tháng, cao nhất là 70 triệu đồng/tháng nhưng toàn bộ chủ nhà cho thuê đều miễn tiền thuê nhà trong thời gian đóng cửa nghỉ dịch. Đây cũng là lí do hệ thống nhà hàng của anh có thể tồn tại được, chưa phải đóng cửa vĩnh viễn cơ sở nào.

Nhà hàng của anh Bá được dọn dẹp gọn gàng trước giờ đóng cửa.

Nhà hàng của anh Bá được dọn dẹp gọn gàng trước giờ đóng cửa.

Trong thời gian tới, khi tạm đóng cửa để phòng dịch, anh Bá sẽ chỉ tập trung từ 3-5 nhân sự để phục vụ các đơn hàng online, còn lại cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc tạm thời và hưởng 50% lương cho đến khi nhà hàng mở cửa trở lại.

“Năm 2016, 2017, 2018, 2019  kiếm được bao nhiêu tiền thì đến năm 2020 và 2021 phải mang ra bù lỗ hết. Ngoài ra, các cổ đông cũng phải huy động người nhà ra làm. Khó khăn thì vô cùng nhưng mình phải chấp nhận đóng cửa để phòng dịch, dập dịch. Hy vọng đợt dịch này được khống chế nhanh chóng để chúng tôi sớm có thời gian khắc phục khó khăn trong kinh doanh”, anh Bá cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Giữa dịch Covid-19 bùng phát, bất ngờ với doanh thu bán vải của Bắc Giang

Giá bán vải thiều Bắc Giang xuất khẩu ổn định ở mức cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN