Bò bị bệnh "lạ", người tiêu dùng quay lưng với thịt bò, tiểu thương treo quầy nghỉ bán

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hàng loạt gia đình và các sự kiện hiếu hỷ đều hủy bỏ các món ăn từ thịt bò đã khiến nhiều tiểu thương gặp khó khăn trong việc tiêu thụ một lượng lớn thịt bò.

Xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 10/2020 cho đến nay, cả nước đã có 886 ổ dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò tại 1097 xã, 170 huyện của  25 tỉnh, thành phố với 28.725 con nhiễm bệnh. Trong đó, có 2.432 con trâu bò đã chết và buộc phải tiêu hủy. Vì vậy, người tiêu dùng đã quay lưng với thịt bò.

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã khiến cho hàng nghìn con bò bị chết và buộc phải tiêu hủy.

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã khiến cho hàng nghìn con bò bị chết và buộc phải tiêu hủy.

Gần 10 năm kinh doanh giết mổ và buôn bán thịt bò, chị Nguyễn Thị Thu – trú tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết chưa khi nào chị gặp tình hình khó khăn như hiện tại bởi sản lượng tiêu thụ thịt bò giảm đến 80%.

Theo chị Thu, trước đây, bình thường nhà chị lúc nào cũng có từ 13-15 con bò trong chuồng, ngày nào cũng mổ ít nhất 1 con rồi bán cho các đầu mối buôn bán thịt bò ở một số xã lân cận, xương cung cấp cho các quán phở, còn lại bán tại chợ quê.

Tuy nhiên, sau Tết, dịch bệnh viêm da nổi cục ở bò bùng phát, lượng khách mua sụt giảm mạnh. Cả tuần chị Thu chỉ dám mổ 1 con rồi mấy chị em chia nhau bán nhưng có ngày còn không bán nổi 3kg thịt mặc dù thịt bò nhà chị hoàn toàn không bị bệnh.

Thịt bò đã bị loại khỏi thực đơn của các gia đình và sự kiện lớn nhỏ vì tâm lý e ngại của người tiêu dùng.

Thịt bò đã bị loại khỏi thực đơn của các gia đình và sự kiện lớn nhỏ vì tâm lý e ngại của người tiêu dùng.

“Các đám cưới hay các sự kiện lớn nhỏ đều hủy bỏ món thịt bò ra khỏi thực đơn, thay thịt bò bằng các món như thịt đà điểu, thịt thỏ, thịt chim… Đi chợ họ cũng không mua thịt bò về ăn vì sợ lây bệnh cho gia súc, gia cầm của gia đình. Cứ đà này chắc tôi phải nghỉ vài tháng nữa”, chị Thu nói.

Từ chỗ bán hàng tạ thịt bò mỗi ngày, đến nay, chị Thu phải bán cầm chừng mỗi ngày vài cân thịt. Tại nhiều khu chợ, nhiều người còn phải nghỉ bán từ 2 tháng nay do ế ẩm, không có khách mua.

Theo tìm hiểu của PV, bệnh viêm da nổi cục là do virus Lumpy Skin gây ra. Đây là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong khi đó vaccine lại chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Căn cứ theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT xem xét, quyết định cho phép nhập khẩu trên 4 triệu liều vaccine.

Trong số hơn 4 triệu liều được Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đã nhập khẩu, cung ứng và các địa phương đã sử dụng gần 700.000 liều, hiện nay 1 triệu liều đang trong quá trình đánh giá vô trùng và an toàn theo quy định của Luật Thú y trước khi đưa vào sử dụng.

Tại nhiều khu chợ, tiểu thương đã treo quầy nghỉ bán thịt bò vì ế ẩm.

Tại nhiều khu chợ, tiểu thương đã treo quầy nghỉ bán thịt bò vì ế ẩm.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định bệnh viêm da nổi cục sẽ không lây bệnh cho người. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, tẩy chay ăn thịt trâu, bò.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật đã nghiêm cấm tuyệt đối không cho phép buôn bán, giết mổ và tiêu thụ gia súc bị bệnh và gia súc nghi bị bệnh nằm trong các vùng dịch, ổ dịch. Vì vậy, người chăn nuôi không được giết mổ gia súc đã mắc bệnh để bán cho người tiêu dùng.

Để ngăn chặn nguy cơ mua phải thịt gia súc bị bệnh, ông Long khuyến cáo người tiêu dùng khi mua thịt cần phải hỏi rõ gia súc đó nguồn gốc ở đâu. Mặt khác, chỉ nên mua thịt gia súc ở những cơ sở giết mổ, buôn bán đã được cơ quan thú y, cơ quan có thẩm quyền kiểm soát.

Vì vậy, người tiêu dùng khi mua thịt cần lưu ý vì với gia súc bị bệnh thường có hình thành các u cục trên da, thậm chí là loét. Khi chế biến, thịt bò bị bệnh thường có mùi tanh, không được thơm như thịt bò khỏe mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờ xuất hiện loại chôm chôm ”lạ”, chị em tò mò ”tới tấp” đặt mua

Khác với các loại chôm chôm thông thường, loại này bên ngoài giống hệt chôm chôm nhãn nhưng bên trong lại có màu vàng tươi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN