Rơi vào bê bối khí thải, các hãng xe Đức bế tắc

Sự kiện: Giá xe ô tô

Kể từ sau vụ gian lận khí thải của Volkswagen bị phanh phui, các nhà chức trách đã điều tra kỹ hơn và phát hiện thêm nhiều tình tiết phức tạp.

Volkswagen bị phát hiện sử dụng phần mềm gian lận khí thải để vượt qua các bài kiểm tra của cơ quan chức năng vào năm 2015. Hệ quả là Volkswagen đã phải tiêu tốn tới 18 tỷ USD tiền nộp phạt chỉ riêng tại thị trường Mỹ, cùng với khoản tiền lên hàng tỷ USD chi phí triệu hồi xe. Đó là còn chưa kể đến những thiệt hại như doanh số sụt giảm, CEO mất chức... Có vẻ như vụ bê bối của Volkswagen giờ đây đang lan rộng sang các hãng xe khác.

Rơi vào bê bối khí thải, các hãng xe Đức bế tắc - 1

Không thể phủ nhận kể từ khi vụ bê bối gian lận khí thải diễn ra 2 năm trước, niềm tin vào ngành công nghiệp ô tô Đức đang ngày càng giảm sút. Động cơ diesel là phát minh vĩ đại của nước Đức, nhưng giờ đây rất khó để cứu thoát nó.

Sự gia tăng nhận thức về tác hại của khí thải động cơ diesel, đang thúc đẩy nhiều thành phố tại châu Âu cân nhắc việc cấm các loại xe sử dụng động cơ này, đồng thời cũng khiến nhiều người tiêu dùng quay lưng lại với loại xe hiện đang chiếm tới một nửa thị trường ô tô. Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nữa nếu kết quả điều tra chứng minh được rằng, sự gian lận khí thải là kết quả của một thoả thuận ngầm giữa các hãng sản xuất ô tô.

Tác động của cuộc khủng hoảng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực ô tô, mà còn có thể lan sang cả lĩnh vực chính trị. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang cố gắng tách mình khỏi ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử tại Đức đang tới gần. Chính phủ của bà hiện đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích do đã vận động hành lang ủng hộ các quy định lỏng lẻo về khí thải của châu Âu - được cho là một phần nguyên nhân dẫn tới vụ bê bối. Nhiều ý kiến cho rằng vụ bê bối gian lận khí thải xảy ra vì các chính trị gia của chúng ta đã thông qua những điều luật không phù hợp.

Rơi vào bê bối khí thải, các hãng xe Đức bế tắc - 2

Các nghiên cứu của chính phủ Anh, Pháp, Đức được tiến hành hồi năm ngoái cho thấy, các nhà sản xuất ô tô đã lợi dụng những lỗ hổng pháp lý trong các quy định của liên minh châu Âu (EU) để vi phạm các tiêu chuẩn về khí thải. Ví dụ như nhiều công ty đã giảm các biện pháp kiểm soát khí thải ở nhiệt độ dưới 20 độ C, được cho là để bảo vệ động cơ khỏi hư hỏng. Thế nhưng các nhà quản lý lại không chú ý đến điều này và chỉ kiểm tra ở nhiệt độ trên 20 độ C. 

Ngoài ra, một số cáo buộc được tạp chí Der Spiegel đưa ra cũng phù hợp với những thông  tin trước đó về vụ gian lận của Volkswagen.

Vào năm 2006, các hãng sản xuất ô tô Đức đã đồng ý giới hạn kích thước bình chứa nhiên liệu, để nhường chỗ cho một hoá chất có tên gọi AdBlue giúp trung hoà khí thải diesel. Nhưng theo một tài liệu tại toà án, Volkswagen và đơn vị con Audi trước đó từng thừa nhận rằng các bình chứa được lắp đặt trong các ô tô của họ không chứa đủ lượng hoá chất này.

Hồi đầu tháng 7/2017, một kỹ sư từng tố cáo lên toà án tại Mỹ việc Volkswagen không muốn các bình chứa lấy mất không gian dành cho hệ thống âm thanh của xe. Volkswagen và Audi đã lập trình xe để phân giải hoá chất AdBlue, thay vì lắp đặt các bình chứa nhiên liệu với kích thước lớn hơn, nên đã tạo ra nhiều khí thải hơn. 

Rơi vào bê bối khí thải, các hãng xe Đức bế tắc - 3

Ngoài Volkswagen và Audi đã thừa nhận sai phạm, các nhà sản xuất ô tô lớn khác của Đức cũng đã thừa nhận rằng phương tiện do họ sản xuất có thể đã sản sinh ra lượng khí thải nitơ ôxít lớn hơn, trong quá trình vận hành hằng ngày. 

Sau Daimler và BMW, đến lượt Audi cũng đã thông báo kế hoạch nâng cấp phần mềm đối với các xe chạy động cơ diesel trên phạm vi toàn châu Âu để giảm lượng khí thải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Thạch ([Tên nguồn])
Giá xe ô tô Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN