Khám phá những ưu, nhược điểm của hộp số vô cấp CVT

Hộp số vô cấp CVT giúp xe tăng tốc rất mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu và có giá thành thấp nhưng lại không chịu được mô-men xoắn cao và có tiếng ồn động cơ lớn.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có khá nhiều xe sử dụng hộp số biến thiên vô cấp CVT trong đó có thể kể đến như Honda City, Honda CR-V, Corolla Cross, Mitsubishi Outlander...

Hộp số vô cấp CVT là một loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số. Bởi hộp số này tạo nên các tỷ số truyền bằng dây đai và 2 hệ pulley, không phải bằng các bánh răng như các loại hộp số ô tô khác.

CVT thường hoạt động trên một hệ thống puli (ròng rọc) và dây đai truyền cho phép thay đổi vô cấp và liên tục, không tách biệt riêng rẽ các số.

Khám phá những ưu, nhược điểm của hộp số vô cấp CVT - 1

Ưu điểm của hộp số CVT

- Giá thành thấp: Bộ phận chính hộp số CVT chỉ cần sử dụng 2 ròng rọc cùng 1 dây đai truyền động là có thể thay đổi tốc độ cho xe, so với hộp số 6 cấp thông thường sử dụng đến 12 bánh răng hoặc 18 bánh răng trên hộp số 9 cấp, tất cả chúng phải được sản xuất với độ chịu lực và chính xác cao. Nhờ vậy, các nhà sản xuất ô tô có thể cắt giảm được chi phí sản xuất. Vì lý do này, người tiêu dùng có thể sở hữu xe với giá thành thấp hơn.

- Mượt mà: Do hoạt động dựa trên hệ pulley và dây đai, không phân theo từng cấp số nên hộp số vô cấp CVT có ưu điểm vận hành mượt mà, không bị giật khi chuyển số. Hộp số phản ứng nhanh nhạy khi xe tăng hoặc giảm tốc độ.

Khám phá những ưu, nhược điểm của hộp số vô cấp CVT - 2

- Tiết kiệm nhiên liệu: Hộp số vô cấp có ưu điểm không phân cấp số, có thể thay đổi tỷ số truyền động ở mọi dải tốc độ. Do đó, mức tiêu hao nhiên liệu được tối ưu hơn so các loại hộp số có cấp. Thể hiện rõ nhất khi xe phải tăng giảm tốc liên tục lúc chạy trong thành phố. Chính ưu điểm này mà nhiều mẫu xe đô thị hiện nay đang có xu hướng dần chuyển qua sử dụng hộp số CVT thay vì hộp số tự động AT.

Nhược điểm của hộp số CVT

- Không chịu được mô-men xoắn cao: Do truyền động bằng dây đai nên hộp số CVT không chịu được mô men xoắn cao. Cũng chính vì nhược điểm này mà hộp số CVT chỉ thích hợp với những dòng xe cỡ nhỏ, không hợp dùng cho những xe cần sức kéo lớn, tải nặng, xe thể thao…Đây cũng chính là điểm yếu lớn nhất của hộp số vô cấp CVT.

Khám phá những ưu, nhược điểm của hộp số vô cấp CVT - 3

- Tiếng ồn lớn: Đây vốn là nhược điểm chung thường gặp ở những xe dùng hộp số CVT. Nhưng hiện với các dòng xe sedan, SUV… từ hạng B trở lên, nhà sản xuất thường gia cố thêm cách âm khá kỹ. Nên tiếng ồn từ hộp số cũng hạn chế đáng kể.

- Phải thay dây đai định kỳ: Sau thời gian sử dụng, dây đai trên hộp số CVT sẽ bị giãn, trượt… làm giảm hiệu quả hoạt động. Do đó cần phải thay định kỳ. Thông thường hệ thống dây đai cần được thay sau mỗi 50.000 – 100.000 km.

Khám phá những ưu, nhược điểm của hộp số vô cấp CVT - 4

- Khó cảm nhận chuyển số: Ở hộp số vô cấp CVT do không phân cấp như hộp số sàn, hộp số tự động AT hay hộp số DCT...nên hầu như không có được cảm giác chuyển số rõ nét. Do đó trải nghiệm sẽ khó có được cảm giác phấn khích hay cảm giác về độ thật... Bởi vậy các mẫu xe định hướng theo phong cách lái thể thao thì nhà sản xuất sẽ dùng hộp số AT thay vì CVT.

Nguồn: [Link nguồn]

Những hạng mục quan trọng trên ô tô cần bảo dưỡng cuối năm

Dịp Tết thường là khoảng thời gian sử dụng xe cộ tăng cao hơn ngày thường vì vậy vấn đề bảo dưỡng cho xe cho những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hoàng - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Kỹ năng lái xe ô tô Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN