Khát vốn, ngân hàng lớn nhất Việt Nam có quyết định bất ngờ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh, lãnh đạo ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam đã có quyết định đầy bất ngờ.

Theo đó, ngày 22/10 vừa qua, HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) đã ban hành Nghị quyết phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019, theo phương án đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Cụ thể, tại ĐHĐCĐ Vietcombank tổ chức cuối tháng 4/2021 đã thông qua việc tăng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng thông qua 2 cấu phần.

Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu (tương đương 27,6%) để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau khi chia cổ tức 8% bằng tiền. Sau phát hành, vốn điều lệ thêm 10.236 tỷ đồng lên hơn 47.325 tỷ đồng.

Cấu phần thứ 2 là phát hành riêng lẻ quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ để tăng vốn thêm hơn 3.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ đồng.

Vietcombank sẽ lần đầu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu kể từ năm 2011 để tăng vốn mở rộng hoạt động kinh doanh

Vietcombank sẽ lần đầu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu kể từ năm 2011 để tăng vốn mở rộng hoạt động kinh doanh

Với quyết định này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2011 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2019 (trừ năm 2011), VCB đều đặn chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ dao động từ 8 đến 12% cho các cổ đông hiện hữu.

Trước đó, tuần cuối tháng 9, Thủ tướng đã phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank. Theo quyết định, ngân hàng sẽ được bổ sung hơn 7.600 tỷ đồng theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước.

Vốn bổ sung từ nguồn cổ tức cho cổ đông Nhà nước, thông qua việc Vietcombank phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ, chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 74,8% vốn Vietcombank, đến cuối năm 2020.

Đến nay, VCB vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2021. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia SSI Research nhuận trước thuế quý 3 của ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam thời điểm này dự kiến tăng 0,3% lên 5.000 tỷ đồng nhờ tín dụng tăng trưởng khoảng 11,5% và lượng tiền gửi cũng tăng 7,3% so với đầu năm.

Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kết quả quý 3 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, và tăng chi phí tín dụng để chuẩn bị cho khả năng hình thành nợ xấu cao hơn sau một thời gian dài xã hội giãn cách ở miền Nam. Mặc dù các khoản cho vay cơ cấu lại có thể tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức dưới 1%.

Trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thời gian qua, Vietcombank cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn thông qua các chương trình giảm lãi, phí, cơ cấu lại nợ cho khách hàng… với tổng số tiền lãi hỗ trợ trên 10.000 tỷ đồng trong các năm 2020 – 2021.

Bên cạnh đó, kể từ khi đại dịch Covid - 19 bùng phát trong năm 2020 đến nay, Vietcombank đã cam kết và tài trợ lên đến gần 380 tỉ đồng để hỗ trợ các địa phương và ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Mua 1 bitcoin tặng con gái mới sinh, thu về số tiền lãi 6.500% khi con gái lên 4 tuổi

Món quà của một người cha trị giá 1 BTC (khoảng 915,80 USD) cho cô con gái mới sinh của mình vào năm 2017 hiện trị giá hơn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN