Bán "gà đẻ trứng vàng", VPBank lãi kỷ lục trong năm 2021

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hoàn tất bán vốn "gà đẻ trứng vàng" FE Credit cho đối tác nước ngoài, ngân hàng mẹ VPBank ghi nhận lãi đột biến trong năm 2021 lên gần 38.000 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) mới công bố cho thấy nhà băng do đại gia Ngô Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ghi nhận lãi đột biến. Theo đó, trong quý cuối cùng của năm 2021, VPBank đã ghi nhận khoản lợi nhuận cao kỷ lục, đạt trên 1 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá hiện tại.

Theo đó, báo cáo tài chính riêng lẻ của ngân hàng mẹ VPBank cho biết ngân hàng này ghi nhận tới 27.863 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động trong quý cuối cùng của năm 2021, tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, phần thu nhập từ góp vốn mua cổ phần chiếm hơn 20.351 tỷ đồng, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm 2020. Theo thông tin từ VPBank, đây chính là tiền ngân hàng này nhận được sau khi bán 50% vốn tại công ty con - FE Credit cho đối tác SMBC Group (Nhật Bản).

Riêng khoản tiền từ thương vụ này đã đóng góp 73% vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng mẹ phát sinh trong 3 tháng gần nhất và là lý do chính giúp VPBank thu về khoản lãi trước thuế 23.488 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD quy đổi.

So với cùng kỳ, mức lãi này đã tăng gấp 7,6 lần và cao hơn 2,5 lần tổng lợi nhuận ngân hàng mẹ thu về được trong cả năm 2020 trước đó.

Khoản lãi ròng sau khi trừ thuế nhà băng này thu về được cũng là 18.787 tỷ đồng, tăng tương ứng gần 660%.

VPBank lãi kỷ lục trong năm 2021 sau khi chuyển nhượng 50% cổ phần từ FE Credit cho tập đoàn SMBC của Nhật Bản

VPBank lãi kỷ lục trong năm 2021 sau khi chuyển nhượng 50% cổ phần từ FE Credit cho tập đoàn SMBC của Nhật Bản

Lũy kế cả năm 2021, tổng thu nhập riêng ngân hàng mẹ VPBank ghi nhận được lên tới 51.870 tỷ, cao gấp 2,5 lần so với năm trước.

Ngoài nguồn thu gần 24.000 tỷ đồng đến từ hoạt động góp vốn mua cổ phần (đa số từ thương vụ bán vốn FE Credit), hoạt động cho vay của ngân hàng mẹ VPBank năm 2021 cũng mang về gần 19.400 tỷ đồng lãi thuần, tăng gần 30%.

Ngoài ra, các mảng kinh doanh ngoài tín dụng của ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng dương với lãi từ dịch vụ tăng 19%; lãi mua bán chứng khoán đầu tư tăng 170% và lãi hoạt động khác tăng 17%...

Nhờ vậy, ngân hàng mẹ VPBank đã thu về khoản lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 37.963 tỷ đồng trong năm 2021, bất chấp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gấp rưỡi lên hơn 7.862 tỷ đồng.

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, VPBank thu về khoản lãi ròng sau thuế 31.088 tỷ, cũng tăng 318% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo tài chính riêng lẻ của VPBank, nếu không tính phần lợi nhuận thu được từ giao dịch bán vốn FE Credit, lợi nhuận của ngân hàng mẹ cũng đạt gần 14.011 tỷ, tăng 51% so với năm trước.

Xét trên báo cáo tài chính hợp nhất, tổng thu nhập hoạt động VPBank thu về trong năm vừa qua là 44.301 tỷ, tăng 13% và ngân hàng báo lãi trước thuế 14.580 tỷ đồng, tăng tương ứng gần 12%. Lợi nhuận đạt được tương đương với 88% kế hoạch đề ra trong năm 2021. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, VPBank báo lãi ròng 11.807 tỷ đồng, tăng gần 1.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt trên 547.600 tỷ đồng, tăng 30,7% so với cuối năm 2020.

Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất của ngân hàng là tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng đạt lần lượt 241.800 tỷ và gần 355.300 tỷ đồng, cao hơn 3,6% và 22,2% so với cuối năm 2020.

Chi phí hoạt động của VPBank trong năm 2021 thậm chí đã giảm xấp xỉ 6% so với một năm trước. Chỉ số CIR giảm từ 29,2% cuối năm 2020 xuống 24,2% cuối năm 2021. Có nghĩa rằng, năm 2020 để thu về 100 đồng lợi nhuận, VPBank phải chi ra 29,2 đồng, sang năm 2021 số tiền phải chi ra chỉ còn 24,2 đồng.

Về cơ cấu nợ, trong năm 2021, nợ cần chú ý và nợ nghi ngờ của VPBank tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, nợ cần chú ý của nhà băng này cuối năm 2021 tăng lên 16.297 tỷ đồng tăng đáng kể so với con số 14.989 tỷ đồng của năm 2020.

Trong khi đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh từ 1.823 tỷ đồng của năm 2020 lên hơn 8.446 tỷ đồng trong năm 2021.

Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn của VPBank giảm gần một nửa chỉ còn 1.059 tỷ đồng so với con số 2.075 tỷ đồng của năm 2020. Nợ dưới tiêu chuẩn của VPBank trong năm 2021 chỉ tăng hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Lãnh đạo ngân hàng này cho biết trong năm 2021 đã giảm tỷ trọng cho vay tín chấp và thúc đẩy tích cực xử lý nợ. Các hoạt động này giúp nhà băng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 3,58%, trong khi nợ xấu ngân hàng riêng lẻ chỉ ở mức 1,51%. Thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro hợp nhất trong cả năm qua đạt hơn 3.200 tỷ, tăng 54,5% so với 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết mất mốc 4.000 tỷ đồng

Kể từ khi bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC, khối tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã liên tục "lao dốc"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN