Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trong năm 2021, chỉ tiêu đạt lạm phát dưới 4% có thể đạt được, nhưng sang năm 2022, áp lực lạm phát là rất lớn.

Đây là chia sẻ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp Quốc hội diễn ra vào sáng nay (12/11).

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp Quốc hội sáng 12/11. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp Quốc hội sáng 12/11. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Cụ thể, thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, NHNN là một trong những cơ quan, bộ ngành vào cuộc trách nhiệm. Ngay từ khi dịch bệnh xảy ra, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1,5-2%/năm.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo và kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm lãi suất với cả các khoản cho vay cũ và mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1,66%/năm so với trước dịch.

Tổng mức giảm lãi suất của các tổ chức tín dụng đạt 30.000 tỷ đồng. Việc giảm lãi suất tiếp tục được thực hiện giảm từ này tới cuối năm.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang giảm phí khoảng 2.000 tỷ đồng cho các cho khách hàng. Giảm lãi suất giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và người dân.

Trong việc xác định có còn dư địa để giảm lãi suất hay không, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết việc quyết định giảm lãi suất phải cân đối với kiểm soát lạm phát.

Đáng chú ý, đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng và kinh tế vĩ mô, NHNN cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm nay có thể đạt được khi đến hết tháng 10 tỷ lệ này mới là 1,81%. Tuy nhiên, trong năm 2022, áp lực lạm phát là rất lớn.

Cụ thể, trong khi các nền kinh tế thế giới đang phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng nhanh. Trong đó, chỉ số giá của nhiều mặt hàng đã tăng mạnh so với năm 2020, như xăng dầu tăng 55% so với cuối năm trước.

Tại các nước phát triển, tỷ lệ lạm phát cũng đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử, như Mỹ ghi nhận tăng 5,3% đến cuối tháng 9.

“Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mới cửa lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 200% GDP. Vì vậy, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn trong năm sau”, Tri thức trực tuyến dẫn lời Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Trước rủi ro lạm phát gia tăng, Thống đốc cho biết các ngân hàng trung ương trên thế giới đang có xu hướng dừng chính sách nới lỏng tiền tệ. Theo tính toán của bà Hồng, đã có 65 lượt tăng lãi suất, tạo áp lực điều hành cho Việt Nam thời gian tới.

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua, các ngân hàng đã giảm lãi suất bằng chính nguồn lực tài chính của mình chứ không phải tiền ngân sách. Vì vậy, khi nợ xấu gia tăng, bản thân các ngân hàng phải sử dụng nguồn lực tự có để xử lý.

Thống đốc cho rằng nếu không tính toán, cân đối các yếu tố vĩ mô cẩn thận, việc giảm lãi suất có thể dẫn tới rủi ro về lạm phát.

Nếu tình hình tài chính của các ngân hàng suy giảm, khả năng chi trả và an toàn của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng lớn. Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008-2009 theo bà vẫn còn, nếu tính toán không cẩn thận, rủi ro lạm phát có thể quay trở lại.

Trước thực tế trên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong thời gian tới, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng và hệ thống.

Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất hợp lý, trên cơ sở ổn định vĩ mô, phòng ngừa rủi ro lạm phát, cũng như phòng ngừa rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Trường Đại học liên tiếp chi trăm tỷ vào sân chơi nóng nhất hiện nay

Chỉ trong một thời gian ngắn, trường Đại học này đã chi cả trăm tỷ đồng vào sân chơi nóng nhất hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN