Thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm mạnh, nhiều DN có nguy cơ phá sản

Thị trường bất động sản TP.HCM 7 tháng đầu năm 2019 đã bị sụt giảm mạnh, tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Thị trường bất động sản TP.HCM 7 tháng đầu năm 2019 đã bị sụt giảm mạnh, tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế

Thị trường bất động sản TP.HCM 7 tháng đầu năm 2019 đã bị sụt giảm mạnh, tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị về việc xem xét giải quyết một số vướng mắc, ách tắc đối với các dự án nhà ở thương mại để khai thông thị trường bất động sản.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản thành phố 7 tháng đầu năm 2019 đã bị sụt giảm mạnh, tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, rủi ro rất lớn, thậm chí có doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Đối với phần lớn người dân thành phố là người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư ngày càng khó mua nhà, khó thuê nhà ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

“Hiệp hội rất lo ngại trước tình trạng sụt giảm quy mô thị trường bất động sản thành phố, sụt giảm nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, căn hộ nhà ở xã hội”, ông Châu nhấn mạnh.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2019, TP.HCM chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được công nhận chủ đầu tư với quy mô diện tích chỉ có 2ha233 và 924 căn hộ, giảm 16 dự án (giảm 84,2%) so với cùng kỳ năm 2018; chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ (căn nhà), giảm 10 dự án (giảm 29,4%), giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp giảm đến 43,8% (2.227 căn so với 3.965 căn cùng kỳ năm 2018); căn hộ bình dân giảm 34,7% (1.249 căn so với 1.914 căn cùng kỳ năm 2018). Điều đáng quan tâm là Quý 2/2019, không có dự án nhà ở bình dân, vừa túi tiền đưa ra thị trường.

Theo HoREA, các DN bất động sản đang gặp hàng loạt khó khăn, rủi ro ngày từ chính sách pháp lý. Điển hình các dự án nhà ở thương mại đã có quyết định công nhận chủ đầu tư, đã có quỹ đất sạch, nhưng các chủ đầu tư khởi công xây dựng các công trình, sau khi đã được cấp giấy phép xây dựng (hoặc miễn giấy phép xây dựng) và hội đủ điều kiện khởi công công trình, theo quy định, thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng thi công để hoàn thành thủ tục về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho nhà đầu tư.

Điều này gây khó khăn rất lớn cho các chủ đầu tư dự án. Trên địa bàn thành phố còn có nhiều dự án tương tự cũng đã thực hiện khởi công xây dựng công trình trong dự án.

Bên cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại bị chậm tính tiền sử dụng đất do quy trình, thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, thường mất khoảng 1-3 năm. Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp tính "tiền sử dụng đất cụ thể" chưa hợp lý.

Kết quả tính tiền sử dụng đất dự án phổ biến chỉ bằng khoảng 75-80% chi phí giải phóng mặt bằng. Dẫn đến việc chủ đầu tư dự án nhà ở gần như phải "mua lại" quyền sử dụng đất lần thứ hai, do mức khấu trừ chi phí giải phóng mặt bằng quá thấp so với chi phí thực tế đã bỏ ra.

Qua đây, HoREA cũng đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm có kết luận đối với các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành và được tiếp tục triển khai thực hiện dự án, giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.

Ngân hàng tiếp tục rao bán nhiều bất động sản ngàn tỉ để thu hồi nợ

Nhiều ngân hàng thương mại đã thu hồi hàng ngàn tỉ đồng nợ xấu trong nửa đầu năm sau khi rao bán đấu giá, thanh lý tài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Ngân ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN