Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Doanh nghiệp thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn, giờ lại lo thêm gánh nặng vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong gần hai tháng thực hiện “3 tại chỗ”, doanh nghiệp thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi, khai thác, chế biến đến xuất khẩu.

Theo tính toán sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản..) và quy mô công suất chế biến, mỗi doanh nghiệp trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3 tại chỗ” với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất.

Mặc dù đang lao đao vì Covid-19, song các doanh nghiệp thủy sản lại đối mặt thêm mối lo nữa là quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến.

Theo dự thảo này, các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất hàng tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10-30 triệu đồng/tháng... vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác mà vẫn có nguy cơ bị phạt.

Các doanh nghiệp thủy sản đang gặp muôn vàn khó khăn

Các doanh nghiệp thủy sản đang gặp muôn vàn khó khăn

Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường đang được Bộ Tài Nguyên Môi trường lấy ý kiến, thì các cơ sở chế biến thủy sản bị ngành chế biến thủy sản bị xếp vào mức III của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” của phụ lục 5 “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” có lưu lượng xả nước thải ra môi trường chỉ từ 200m3/ngày trở lên thì phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Như vậy, quy định này đã giảm từ mức 1.000m3/ngày (theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP) xuống 200m3/ngày (thời gian tới). VASEP cho rằng, yêu cầu này khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí đắt đỏ khiến giá thành sản xuất tăng cao, hơn nữa không có nhà máy chế biến thủy sản nào có thể thực hiện được.

Mặt khác, đầu tư cho hệ thống quan trắc tự động mất tới hàng tỷ đồng, thêm chi phí vận hành từ 40-50 triệu đồng/kỳ quan trắc, nhưng cái đáng nói hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm do kết quả quan trắc không chính xác.

Hiện nay, theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thì các nhà máy chế biến thủy sản có dung lượng xả thải 500m3/ngày phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Doanh nghiệp thủy sản cho rằng họ bị đối xử chưa công bằng

Doanh nghiệp thủy sản cho rằng họ bị đối xử chưa công bằng

Tuy nhiên, theo thống kê, cho tới nay, tại nhiều địa phương, chỉ có một doanh nghiệp chế biến thủy sản lắp đặt được hệ thống này. Sắp tới, dự thảo nghị định giảm tiếp xuống ngưỡng 200m3/ngày

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định về ngưỡng xả thải trung bình và lớn (làm căn cứ để yêu cầu lắp thiết bị quan trắc tự động và quy định tần suất quan trắc nước thải định kỳ) của ngành tài nguyên môi trường không rõ dựa trên cơ sở khoa học nào, và có nhiều điểm bất hợp lý.

Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra ngưỡng lưu lượng xả thải từ 15.000m3/ngày trở lên thì “tần suất quan trắc nước thải định kỳ” là một tháng/lần. Do đặc thù có lưu lượng xả thải rất lớn (thậm chí lên tới 30% lượng nước trong ao nuôi/ngày), nên nếu áp dụng theo quy định trên thì hầu như các vùng nuôi thủy sản đều phải thực hiện quan trắc một tháng/ lần.

"Điều này làm tăng chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu lên rất nhiều trong khi quy định hiện hành chỉ là ba tháng/lần. Đây lại là một điểm đáng lo ngại nữa với các doanh nghiệp có vùng nuôi", VASEP nhận định.

Theo VASEP, hiện nay, ngành chế biến thủy sản đang bị xếp vào mức 3 của “loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cho rằng điều đó là không công bằng bởi thực tế so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như bánh kẹo, sữa, dệt nhuộm... thì nước thải của ngành thủy sản ít ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn nhiều nhưng lại bị xếp vào mức độ cao hơn.

Mặt khác, theo xếp loại của dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì ngành nuôi trồng (vốn phải sử dụng lượng nước lớn để nuôi) lại nằm trong “danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao”.

Theo đó, dự án khai thác khoảng sản, tài nguyên nước; dự án có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước với công suất từ 3.000m3/ngày đêm trở lên phải xin cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, tài nguyên nước từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và “danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường” quy định “dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình từ 50ha đến dưới 100ha” được xếp vào nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Như vậy, VASEP cho rằng quy định này đang đi ngược lại với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, khuyến khích nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Chính phủ dẫn tới, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ cũng phải xin cấp phép cấp Bộ Tài Nguyên Môi trường vẫn thuộc nhóm nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gia tăng thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng cho các cơ sở nuôi trồng.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp thủy sản cho rằng, dự thảo chỉ nên áp dụng quy định này cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác thì phù hợp hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia tuần qua: Tỷ phú mất nhiều tiền nhất từ đầu năm đến giờ là ai?

Nhà sáng lập nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Pinduoduo là người mất nhiều tiền nhất từ đầu năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hậu Lộc ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN