Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Nhiều học sinh học 16 tiếng mỗi ngày

Học liên tục, ôn tập kín tuần... là thực tế mà nhiều học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang phải trải qua trước kỳ thi vào lớp 10 THPT khi một suất vào trường công lập “khá hẹp” khiến cả học sinh và phụ huynh lao vào học thêm như con thiêu thân.

Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Nhiều học sinh học 16 tiếng mỗi ngày - 1

Nhiều thí sinh dự thi vào lớp 10 ở Hà Nội đều phải tăng ca, tăng học thêm ở trung tâm

Ngày 3 ca, mỗi ngày học 16 tiếng

Chiều 21/5, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố chỉ tiêu, lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên trường THPT công lập năm 2017-2018.

Theo đó, nhiều trường có tỉ lệ chọi cao như Chu Văn An chỉ tuyển 240 học sinh nhưng có đến 734 hồ sơ đăng ký nguyện vọng một, tỷ lệ chọi là 1:3, nhiều trường top cao khác cũng có tỉ lệ chọi  là 2,0 đến 2,5.

Vì thế. mục tiêu vào được những trường THPT công lập tốt đã khiến đây trở thành "cuộc chiến" căng thẳng.

Em Trần Hồng Hạnh, học sinh THCS Tô Hoàng (Hà Nội) cho rằng, từ đầu tháng 5 này em cũng như nhiều bạn khác có lịch học kín đặc với mong muốn giành một suất vào trường công lập mà mình mong muốn.

Cũng theo Hạnh, em học thêm ở trung tâm cũng như thầy cô giáo ở ngoài trường đã là 6-7 buổi/ tuần. Cả tháng nay em, lúc nào ngày cũng học 8 tiết ở trường với 4 tiết môn Văn học và 4 tiết môn Toán.

Thậm chí, để yên tâm, ngoài học ở trường em còn học thêm ở hai nơi khác với môn Toán và Văn.

“Toán học thêm 4 buổi ở nhà một giáo viên và trung tâm còn môn Văn thêm 3 buổi. Như vậy, trung bình 1 tuần học 7 buổi, có hôm em đi từ 6h sáng đến 10h tối. Học xong ở trường em ăn tạm bữa tối rồi chạy ù đi học, về nhà mệt quá chỉ việc nằm vật ra ngủ không ôn được chữ nào nữa”- Hạnh chia sẻ.

Em Nguyễn Hoàng (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, năm nay em sẽ thi vào một trường chuyên ở Hà Nội. Dù  học ở trường 2 buổi, Hoàng còn đăng ký học ca 3 ở trung tâm ngoài 4 buổi nhưng Hoàng vẫn thực sự chưa yên tâm mà còn rất lo lắng.

“Năm nay chỉ tiêu thì ít, chỉ lệ chọi nhiều trường khá cao. Để giành một suất vào lớp 10 thực sự là cuộc chiến cam go khiến bọn em lao vào học suốt ngày. Không đi học thì không yên tâm mà có hôm đi học từ tờ mờ sáng đến tối muộn mới về, quá mệt mỏi”- Hoàng chia sẻ.

Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, nếu chỉ học ở trường theo chương trình chung và không đầu tư học thêm từ đầu cấp thì khó hy vọng con mình sẽ lọt vào trường THPT mong muốn vì chỉ tiêu thì ít mà nguyện vọng thì nhiều.

Chị Nguyễn Thị Na (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Tôi muốn con vào được trường top trên như Việt Đức, Phan Đình Phùng, nên từ hè lớp 8, tôi đã cho con học thêm hai môn Văn, Toán. Ở lớp của cháu, gần 100% học sinh đều học thêm. Nếu không cho con đi học thêm thì không yên tâm tẹo nào".

Áp lực do “tỉ lệ chọi” cao?

Theo một số hiệu trưởng THCS cũng như các giáo viên dạy các môn Toán, Văn cho rằng, việc chỉ tiêu toàn thành phố khoảng 50.000 trong khi đó hồ sơ đăng ký lên tới gấp 3 lần nên việc học của các em áp lực hơn rất nhiều.

Hiệu trưởng một Trường THCS ở Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, ngoài đảm bảo dạy theo chương trình chính khóa vào buổi sáng, buổi chiều nhà trường chú trọng ôn tập để giúp học sinh nắm vững kiến thức, bám sát chủ trương ra đề theo hướng đổi mới, đánh giá năng lực của người học.

Mặt khác, ngay từ khi bước vào kì 2, một số trường đã có kế hoạch ôn tập cho học sinh dưới nhiều hình thức. Đến thời điểm tháng 5 này, nhiều trường đã tổ chức được vài đợt kiểm tra với cấu trúc đề như thi vào lớp 10, trên cơ sở đó phân loại học sinh để có kế hoạch ôn tập cụ thể.

Thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên dạy Toán của trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội) cho rằng, về cơ bản các trường đều có kế hoạch dạy ôn tập cho học sinh thi vào 10. 

Cũng theo thầy Cường, từ những ngày cuối tháng 4, Sở GD&ĐT đã phát hành tài liệu ôn thi vào 10 nên giáo viên và học sinh tập trung ôn luyện. Hiện nay,  tất cả các trường đã thực hiện xong chương trình lớp 9.

“Tuy đề thi vào lớp 10 không thay đổi ở cấu nhưng mức độ đề phân loại càng cao nên việc ôn tập của học sinh cần cẩn thận hơn rất nhiều. Vì vậy, học sinh phải cố gắng tập trung ôn tập mới mong có được 1 suất vào trường công lập đúng khả năng”- thầy Cường khẳng định.

Một giáo viên của trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, hiện toàn bộ học sinh lớp 9 được nhà trường chọn bộ giáo viên luyện thi chắc tay để ôn luyện cho học sinh.

“Năm nào học sinh thi vào lớp 10 mẫu đề thi đều như nhau về cấu trúc nên học sinh rất dễ ôn tập. Các trường đều đã tăng ca. Thực chất trung tâm giờ cũng không tốt hơn ở trường nên việc học quá nhiều cũng không cần thiết lắm. Chỉ cần các em học kĩ trên lớp, làm thuần thục các dạng đề thầy cô cho đã đủ để đương đầu với kỳ thi này”- vị giáo viên này cho biết.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, từ ngày 9/6, học sinh Hà Nội sẽ tham gia kỳ thi chung vào lớp 10 do Sở GD&ĐT tổ chức với 2 môn Toán và Ngữ văn. Học sinh thi vào lớp chuyên sẽ thi thêm các môn chuyên vào ngày 10-11/6.
Năm học 2016-2017 sẽ có gần 83.000 học sinh tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, chỉ khoảng 70% có cơ hội học tại trường cấp ba công lập thủ đô. Khoảng 30% (tương ứng 26.000 học sinh) sẽ học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề.

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

Hàng loạt học sinh điều chỉnh nguyện vọng thi lớp 10

Đến ngày 11-5, phụ huynh, học sinh tại TP.HCM đã kết thúc thời gian điều chỉnh 3 nguyện vọng (NV) thi tuyển sinh vào lớp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN