Quay về phương án một điểm sàn

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, lãnh đạo Bộ đang cân nhắc phương án chỉ đưa ra một điểm sàn, nhưng theo hướng tiếp cận mới.

Ông Ga cho biết, cách tiếp cận xây dựng điểm sàn lâu nay dựa vào tổng chỉ tiêu. Trên cơ sở tổng chỉ tiêu, phán đoán số lượng thí sinh ảo và khả năng dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, hội đồng xét điểm sàn của Bộ đề xuất một tỷ lệ dư dôi nhất định. Các yếu tố ưu tiên khu vực và vùng miền đã được quy định trong quy chế tuyển sinh.

Tuy nhiên, những năm gần đây, sự dịch chuyển của thí sinh giữa các khu vực, đặc biệt là từ các thành phố lớn về các trường địa phương ngày càng ít đi. Vì vậy, mặc dù số lượng thí sinh đạt điểm trên sàn lớn hơn nhiều so với tổng chỉ tiêu nhưng nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong nguồn tuyển.

Quay về phương án một điểm sàn - 1

Năm nay vẫn áp dụng phương án một điểm sàn - Ảnh minh họa

“Có nhiều ý kiến của các trường, nhất là các trường công lập, đề nghị giữ nguyên điểm sàn như hiện nay hoặc thậm chí tăng lên để đảm bảo chất lượng. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những thí sinh đạt điểm dưới điểm sàn xác định lâu nay một hoặc hai điểm vẫn có khả năng học tốt ở bậc đại học. Vậy đâu là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo thí sinh có thể học được ở bậc đại học? Đó là vấn đề cần được nghiên cứu xác định điểm sàn theo phương án mới”, ông Bùi Văn Ga nói.

Theo ông Ga, từ mùa tuyển sinh năm nay, Bộ dự kiến đưa ra hướng tiếp cận mới khi xác định điểm sàn là dựa vào năng lực tối thiểu mà thí sinh có thể học đại học thể hiện qua kết quả thi “3 chung”. “Có thể gọi đó là ngưỡng tối thiểu để học sinh có thể học đại học được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quý Hiên (Tiền Phong)
Điểm thi đại học năm 2018 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN