PGS Văn Như Cương hoảng sợ điều gì trong câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam?

Sự kiện: Giáo dục

Hai năm qua, mỗi năm có 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh thì có khoảng 1.000 hồ sơ được điểm 10 hai môn Toán, Văn. Cứ 10 hồ sơ có 3 em được giải thưởng các loại. Nhưng giáo dục Việt Nam đứng sau nhiều nước Đông Nam Á, sau Lào.

Người thốt lên nỗi hoảng sợ của chính mình không ai khác ngoài PGS.TS Văn Như Cương - một nhà giáo nổi tiếng, người sáng lập ngôi trường mang tên nhà toán học Lương Thế Vinh.

Lý do mà PGS.TS Văn Như Cương phải thốt lên sự hoảng sợ này là bởi vì: "Trong số khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 của nhà trường mùa tuyển sinh hai năm qua, có khoảng 1.000 hồ sơ được điểm 10 hai môn Toán, Văn. Và cứ 10 hồ sơ thì có 3 em được giải thưởng các loại".

PGS Văn Như Cương hoảng sợ điều gì trong câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam? - 1

Bảng xếp hạng chất lượng giáo dục tiểu học, Việt Nam xếp thứ 92/144 quốc gia, đứng sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á

PGS.TS Văn Như Cương hoảng sợ là phải bởi trẻ con nước mình quá tài nên mới có tới 25% học sinh được điểm tuyệt đối cho hai môn chính Văn - Toán.

Đó là chưa kể, với con số 30% các em từng nhận giải thưởng chứng tỏ đất nước chúng ta nhiều “vĩ nhân” đến thế là cùng và cũng lắm cuộc thi đến thế là cùng. Thời người ta “săn” giải thưởng tài năng như người chơi xổ số, lô đề “săn con” khuyến khích.

Có lẽ không ai trong chúng ta, dù có con đi học hay không đều nhận thấy cái con số học sinh giỏi là không thực bởi nhân loại, số người bình thường, thậm chí yếu kém về trí tuệ là không ít. Mà ở đời, có hiếm thì mới là giỏi, là tài năng chứ tài năng mà “phổ cập” thì sao còn được gọi là tài năng nữa?

Trong khi đó, nhìn vào danh sách lớp học, nếu có 60 em thì có khoảng 50 em giỏi, 7-8 em tiến tiến và 2-3 em lực học trung bình.

Vì thế, những con số 25% và 30% là vô lý, đặc biệt đối với giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục luôn được đánh giá ở mức thấp, nằm ở vùng trũng ngay cả trong khu vực.

Vả lại, tài năng thế, giỏi giang thế nhưng ngay cả đối với các em tốt nghiệp đại học khi ra trường vẫn phải đào tạo lại. Tài năng thế, giỏi giang thế tại sao bằng cấp ra nước ngoài lại không được công nhận trừ vài ba nước nằm “bảng” xếp hạng tương đương?", một giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho hay.

PGS Văn Như Cương hoảng sợ điều gì trong câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam? - 2

Phó giáo sư hoảng sợ và câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam xếp sau Lào

Vừa qua, WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) đã xếp hạng giáo dục tiểu học theo thang điểm từ một (kém nhất) đến 7 (tốt nhất). Việt Nam xếp thứ 92/144 quốc gia, đứng sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan (3,5 - xếp thứ 90), Lào (3,5- xếp thứ 89), Philippines, (3,9 - xếp thứ 75), Indonesia (4,3 - xếp thứ 54), Brunei (5 - xếp thứ 26), Malaysia (5,1 - xếp thứ 23), Singapore (6,1 - xếp thứ 4).

Vậy thực chất, sự thật trong con số một lớp học có đến 50 em giỏi, 7-8 em khá và 1-2 em có lực học trung bình là gì?  Là sự dối trá được mang tên “bệnh thành tích”?

Trong khi những nhà giáo chân chính “hoảng sợ” vì cái sự “loạn tài năng” này thì nhiều giáo viên cũng đang trong cơn hoảng sợ.

Một nhà giáo đã tâm sự: "Hãy hiểu cho giáo viên bởi họ không có cách nào khác vì cấp trên muốn thế. Họ (thầy cô giáo) luôn bị cấp trên “ép” chương trình vượt lên phía trước, kiến thức phải cao siêu, số học sinh đến lớp đông nhất mà hết ít giáo viên nhất nên đành đi tắt đón đầu.

Xếp loại trung thực thì nhiều học sinh kém. Học sinh kém thì giáo viên không được thưởng, không đạt giáo viên giỏi, giáo viên không đạt giỏi thì nhà trường không đạt chuẩn. Nhà trường không đạt chuẩn thì phòng, sở yếu kém. Phòng Sở yếu kém thì ngành giáo dục không được đánh giá là tốt…

Rồi hàng năm, các bộ phận và cả ngành cứ lấy thành tích đỗ, đạt làm tiêu chí đánh giá mà không lấy chất lượng học sinh làm thước đo nên kết quả cuối cùng là sự đánh giá không trung thực.

Đó là chưa kể thầy phải răm rắp theo lệnh của cấp trên, đặc biệt là lệnh của hiệu trưởng.

Học trò lười biếng không dám quở phạt vì “khiếp sợ” phụ huynh. Học trò hư không dám trị và luôn luôn trong tâm trạng bị ức chế, luôn luôn tự dằn lòng nuốt cay cực vào trong bởi chỉ một lời nói, một hành động không kiềm chế được là ôi thôi, dư luận xôn xao, báo chí ầm ĩ, không mất việc thì cũng kiểm điểm, giải thích, giải trình…"

Phó giáo sư hoảng sợ, giáo viên hoảng loạn, học trò “bội thực” tài năng trong khi giáo dục tiểu học lại xếp 92/144 nước. Nghịch lý giáo dục này, ai sẽ là người trả lời cho phụ huynh, học sinh khi họ cũng đang trong cơn hoang mang, mất phương hướng?

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

PGS Văn Như Cương: Bỏ công chức, viên chức là phải tăng lương cho giáo viên

“Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng mà chúng ta đảm bảo được cho giáo viên có thể sống bằng lương của mình thì tôi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN