‘Nói không’ với xếp hạng học sinh ở Singapore: Việt Nam khó áp dụng?

Sự kiện: Giáo dục

Mới đây, quốc gia Singapore đã có những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận giáo dục là nói không với “xếp hạng” trong lớp. Tuy nhiên, theo các nhà giáo dục của Việt Nam, làm được như vậy thì hay, nhưng sẽ khó áp dụng ở Việt Nam.

‘Nói không’ với xếp hạng học sinh ở Singapore: Việt Nam khó áp dụng? - 1

Singapore từ lâu đã được biết đến là một quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển, luôn ủng hộ việc học tập và những giờ học kéo dài nhằm thúc đẩy học sinh có những thành tích cao trong kiểm tra, thi cử. Tuy nhiên mới đây, đảo quốc này đã có những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận giáo dục.  Cụ thể, bắt đầu từ năm 2019, các kỳ thi cho học sinh tiểu học lớp 1 và 2 sẽ bị bãi bỏ.

Đối với những học sinh tiểu học và trung học ở các lớp lớn hơn cũng sẽ được học trong môi trường ít cạnh tranh. Điểm số cho mỗi môn học sẽ được làm tròn đến số nguyên gần nhất (không có dấu thập phân) để giảm bớt sự nhấn mạnh về thành tích học tập.

TS Vũ Thu Hương (Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm) cho rằng cách tiếp cận giáo dục như trên là hay bởi lẽ một nền giáo dục xếp hạng, nặng thi cử sẽ khiến trẻ làm với áp lực vô hình, trẻ sẽ phải dòm trước ngó sau để so sánh với bạn bè. Điều ảnh hưởng lớn đến trẻ là trẻ sẽ không dám sáng tạo mà chỉ làm theo số đông để yên tâm là kết quả sẽ tốt. Chính điều này, trẻ sẽ bị giảm khả năng sáng tạo đi rất nhiều.

Cũng theo TS Hương, việc trẻ lo lắng đến thành tích trong học tập đôi khi sẽ quên đi mục tiêu học tập của mình.

TS Hương cũng nhận định, tất nhiên, khi bộ GD&ĐT đưa ra những thay đổi, phụ huynh và học sinh sẽ đương nhiên phải thay đổi theo. Dần dần trẻ sẽ được định hướng để quan điểm phù hợp hơn với cuộc sống và công việc.

Khó được ủng hộ ở Việt Nam?

TS Vũ Thu Hương cho rằng, ở Việt Nam, các phụ huynh vẫn quan niệm: Học giỏi có nghĩa là ngoan. 

“Mà học giỏi thì là phải so sánh với xung quanh, so với chuẩn mực nào đó. Hơn nữa, các phụ huynh luôn muốn can thiệp vào mọi chuyện của trẻ và bây giờ chính là những hoạt động trong trường của các con”- TS Hương nói.

“Mỗi dịp tổng kết năm học, các bố mẹ vẫn khoe thành tích của con trên mạng. Rõ ràng là chẳng có giá trị gì cả. Bọn trẻ vẫn được định hướng là phải giỏi so với bạn bè. Nếu không có điểm số ở học bạ, thì phụ huynh sẽ lên tiếng: tôi không biết con tôi đứng ở đâu”- TS Hương nói.

Theo TS Hương, khi có một thông tư, nghị định dạng kiểu thay đổi đột phá trong giáo dục như của Singapore như thế này, chắc chắn các phụ huynh sẽ phản đối kịch liệt và việc này khó có thể thực hiện được.

Mặt khác, theo TS Hương, không chỉ vấp phải quan điểm của phụ huynh mà chính các giáo viên cũng bị nếp suy nghĩ đánh giá so sánh này ảnh hưởng rất sâu nên họ sẽ không ủng hộ các phương án này.

“Các giáo viên Việt Nam đang làm việc theo một lối mòn đã được xây dựng hàng chục năm nay. Để họ thay đổi và thực hiện được quy định này, đòi hỏi phải có sự thay đổi đến cùng từ quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc và cả hành vi của giáo viên”- TS Hương nhấn mạnh.

TS Hương quan điểm, nếu quan niệm xã hội chưa thay đổi thì việc áp dụng sẽ gặp vô vàn khó khăn, thậm chí tác dụng ngược.

Singapore giảm dần kiểm tra, thi cử cho học sinh

Nền giáo dục 'Đảo quốc Sư tử' sẽ giảm bớt các đợt kiểm tra giữa kỳ ở một số cấp học, đồng thời sổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN