PGS Văn Như Cương: Bỏ công chức, viên chức là phải tăng lương cho giáo viên

Sự kiện: Giáo dục

“Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng mà chúng ta đảm bảo được cho giáo viên có thể sống bằng lương của mình thì tôi nghĩ sẽ không đáng lo ngại lắm”, PGS Văn Như Cương cho hay.

Trước thông tin gây nhiều lo lắng cho giáo viên về việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong nghề này, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT trường PTTH Lương Thế Vinh đã bày tỏ quan điểm của mình.

PGS Văn Như Cương: Bỏ công chức, viên chức là phải tăng lương cho giáo viên - 1

PGS Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT trường PTTH Lương Thế Vinh.

PGS Văn Như Cương cho rằng, hiện nay, vấn đề cần giải quyết là chúng ta đào tạo giáo viên nhưng có vùng thừa trầm trọng, có những vùng lại thiếu; Bộ môn này thừa nhưng bộ môn khác lại thiếu. Nhất là giáo viên tiếng Anh vùng sâu, vùng xa.

Có nhiều người đã đưa ra ý kiến, để giải quyết việc thừa thiếu giáo viên giữa các vùng miền thì cần bỏ công chức, viên chức, thay vào đó là chế độ hợp đồng và luân phiên giáo viên lên vùng khó khăn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi không còn viên chức, công chức thì giáo viên hưởng lương từ đâu? Rồi hiệu trưởng có thể nhận giáo viên năm nay nhưng sang năm không nhận nữa? Có thể cho giáo viên nghỉ giữa chừng hay thế nào? Hay ký hợp đồng 2 năm nhưng nếu chỉ dạy được 1 năm mà giáo viên tự ý bỏ việc thì sẽ làm sao?

Rất nhiều vấn đề mà khi thực hiện chủ trương này cần phải có những phương hướng cũng như quy định rõ ràng.

Theo PGS, việc chuyển giáo viên sang chế độ hợp đồng “có vào - có ra” có ưu và nhược điểm gì?

PGS Văn Như Cương: Việc bỏ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng tôi nghĩ ưu điểm lớn nhất là để cho giáo viên phải luôn luôn nỗ lực, luôn luôn cố gắng để khẳng định chất lượng học sinh của mình và không được phép chểnh mảng.

Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận với nhau, hiện nay có một bộ phận giáo viên không thực sự say mê với nghề, không tâm huyết, chỉ lên lớp cho có, hết giờ thì về nhà, không có trách nhiệm mà vẫn nhận lương. Điều đó sẽ khiến giáo dục trở nên trì trệ hơn. Nay chúng ta thay bằng chế độ hợp đồng, buộc giáo viên phải “vận động” để được ký hợp đồng vào những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, khi triển khai phải có lộ trình rõ ràng và phải đồng bộ. Bởi lẽ, nếu không thực hiện một cách đồng bộ, số giáo viên kém chất lượng, không có hợp đồng quá nhiều, không biết làm gì cũng ảnh hưởng đến xã hội.

Đó là chưa kể, những giáo viên giỏi khi thấy những trường khác lương cao hơn, chế độ đãi ngộ lớn hơn, họ sẵn sàng ra đi mà không gắn bó với trường nữa. Điều này sẽ khiến đội ngũ giáo viên trong một cơ sở giáo dục không ổn định. Đó cũng là một khó khăn.

Nhiều giáo viên lo lắng, nếu chuyển sang chế độ hợp đồng họ sẽ mất đi những khoản thu nhập ổn định như: Thâm niên, lương hưu. Nhất là khi lương giáo viên thấp, giờ lại chuyển sang hợp đồng họ khó gắn bó với nghề. PGS suy nghĩ sao về điều này?

Giáo viên đúng là vất vả hơn những nghề khác: Ngoài thời gian lên lớp, còn công tác chủ nhiệm, liên lạc với phụ huynh nếu học sinh gặp vấn đề, rồi chấm bài, soạn bài ở nhà. Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng mà chúng ta đảm bảo được cho giáo viên có thể sống bằng lương của mình thì tôi nghĩ sẽ không đáng lo ngại lắm.

Chuyển sang chế độ hợp đồng, hiệu trưởng sẽ được phép ký hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng với giáo viên, điều này sẽ khiến hiệu trưởng lạm quyền và trở thành “vua một cõi”. PGS suy nghĩ sao về điều này?

Thế mới cần có sự liên kết giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT để giám sát một cách công khai và minh bạch, đảm bảo công bằng cho giáo viên.

Xin cảm ơn PGS về cuộc trò chuyện này!

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

PGS Văn Như Cương: Nếu là tôi, tôi sẽ không cho các con học tại nhà

"Mô hình home-schooling nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng dễ làm hỏng các con. Tôi không ủng hộ mô hình học này....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN