Tào Tháo suýt mất cơ đồ chỉ vì sở thích "không giống ai"

Dù khét tiếng toan tính, đa nghi nhưng Tào Tháo lại khiến người thân mất mạng chỉ thói háo sắc.

Tào Tháo nổi tiếng  anh minh sáng suốt một đời lại vì thói háo sắc mà nhiều lần “lãnh đạn”, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Vị quân chủ có sở thích cướp vợ thiên hạ

Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", hình tượng của Tào Tháo mặc dù được xây dựng như một vị quân chủ xuất chúng nhưng cũng sở hữu một nhược điểm chí mạng, đó chính là thói háo sắc.

Tào Tháo có sở thích "cướp vợ thiên hạ".

Tào Tháo có sở thích "cướp vợ thiên hạ".

Thậm chí, sở thích cướp vợ người của nhân vật này cho tới ngày nay vẫn thường khiến hậu thế ngán ngẩm lắc đầu mỗi khi nhắc tới. Bằng chứng là năm xưa khi Hà Tiến rớt đài, ông đã từng chiếm đoạt con dâu họ Hà là Doãn thị. Không chỉ vậy, sau khi đánh chiếm được Nghiệp Thành, Tào Tháo cũng từng có ý đồ với con dâu của Viên Thiệu là Chân Mật, chỉ có điều bị Tào Phi nhanh tay "hớt tay trên".

Theo một số tài liệu lịch sử, cướp vợ thiên hạ không phải là sở thích vô bổ, háo sắc của vị quân chủ này mà thực chất đều mang hàm ý và mục đích hết sức sâu sắc. Vợ hoặc thê thiếp của các tướng bại trận dưới tay Tào Tháo cũng không hẳn đều mỹ nhân nhưng đa số họ đều xuất thân từ gia tộc có thế lực. Chính vì vậy, việc sủng ái và tiếp nạp những người phụ nữ này làm vợ, Tào Tháo không chỉ tránh được sự nổi dậy của thuộc hạ kẻ thù mà còn nhận được ủng hộ của thế lực hùng mạnh đứng sau.

Tào Tháo có dụng ý sâu xa đằng sau những màn cướp vợ thiên hạ.

Tào Tháo có dụng ý sâu xa đằng sau những màn cướp vợ thiên hạ.

Trận chiến ám ảnh nhất trong cuộc đời của Tào Tháo

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, với một vị quân chủ sở hữu tính cách như Tào Tháo thì dù cho có háo sắc cũng sẽ không để bất kỳ phụ nữ nào trở thành nhân tố cản đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ rằng, một Tào Tháo đa nghi, toan tính và lý trí như vậy lại suýt bị hủy hoại cơ nghiệp vì thói háo sắc.

Trong cuộc đời cầm quân của Nguỵ Vương, Uyển Thành có lẽ là một trong những trận chiến thảm bại nhất. Trong trận chiến quy mô không lớn và cũng không thay đổi được thế cục phương Bắc này, Tào Tháo đã mất đi người thừa kế của mình, Tào Ngang, và cả cận tướng Điển Vi.

Phiên bản Tào Thào của nam diễn viên Bào Quốc An được xem là kinh điển nhất màn ảnh.

Phiên bản Tào Thào của nam diễn viên Bào Quốc An được xem là kinh điển nhất màn ảnh.

Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" năm 1994 đã khắc hoạ rõ nét trận chiến Uyển Thành kinh điển này. Theo đó, nhân vật gian hùng nổi tiếng nhất lịch sử do nam diễn viên Bào Quốc An thể hiện. Bằng lối diễn thể hiện nội tâm đầy phức tạp, vai diễn Tào Tháo của Bào Quốc An đã để lại trong công chúng một ấn tượng khó phai về nhà chính trị, quân sự kiệt xuất.

Để mở rộng lãnh thổ và củng cố quyền lực, năm 197, Tào Tháo (Bào Quốc An) đích thân mang quân tấn công Uyển Thành (Nam Dương). Viên tướng trấn giữ Uyển Thành là Trương Tú (Hàn Thiện Tục) biết không thể địch lại quân Tào bèn đầu hàng.

Video: Cảnh Trương Tú (Hàn Thiện Tục) đem quân đánh úp doanh trại khiến Tào Tháo (Bào Quốc An) không kịp trở tay.

Khi ấy, Tào Tháo rất vui mừng, sai mở tiệc rượu đãi Trương Tú. Sau khi chiếm được Uyển Thành, Nguỵ Vương phát hiện Châu thị (hay còn gọi là Trâu thị) - thím của Trương Tú là một mỹ nữ vô cùng xinh đẹp, liền si mê nàng. Châu thị vốn xuất thân là quả phụ của đại tướng Trương Tế dưới quyền Đổng Trác năm xưa và cũng là thím của Trương Tú.

Ban đầu, khi Tào Tháo đem quân chinh phạt Uyển Thành, Trương Tú dưới lời đề nghị của Giả Hủ đã đồng ý xin hàng. Việc chiếm được thành trì này cũng nhờ vậy mà không gặp bất kỳ trắc trở nào. Thế nhưng, không ngờ ngay ở thời điểm mấu chốt, Nguỵ Vương đã bị cố tình cưỡng đoạt Châu Thị, thậm chí còn có dã tâm trừ khử Trương Tú.

Tạo hình nhân vật Trương Tú của nam diễn viên Hàn Thiện Tục.

Tạo hình nhân vật Trương Tú của nam diễn viên Hàn Thiện Tục.

Để rửa nhục, Trương Tú liền mang quân đánh úp vào doanh trại của Tào Tháo khiến quân Tào không kịp trở tay. Đây chính là cuộc chiến Uyển Thành mà sau này hậu thế thường nhắc tới. Trong lúc tháo chạy, ngựa chiến của Tào Tháo là Tuyệt Ảnh bị bắn chết. Nguỵ Vương bị thương nặng, những tưởng phải bỏ mạng ở trận chiến này.

Tuy nhiên, sau đó, con trai trưởng Tào Ngang, cháu đích tôn Tào An Dân và mãnh tướng Điển Vi đã liều mạng cứu ông. Tào Ngang đã chủ động nhường ngựa của mình cho phụ thân cưỡi, còn bản thân chạy bộ bảo vệ ông. Cuối cùng, Tào Ngang và cháu đích tôn của Tào Tháo mất mạng trong đám loạn quân ở Uyển Thành. Trận chiến này đã trở thành cơn ác mộng kéo dài trong tâm trí của Tào Tháo.

Nhân vật Châu Thị do nữ diễn viên Ngụy Tuệ Lệ trong "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994.

Nhân vật Châu Thị do nữ diễn viên Ngụy Tuệ Lệ trong "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994.

Năm xưa, Tào Ngang vốn được chính thất của Tào Tháo là Đinh phu nhân nhận nuôi và cũng được phụ thân ngầm công nhận là người thừa kế. Vì vậy, cái chết của người con trưởng này chẳng những là một đả kích không nhỏ đối với thế lực của Tào Tháo mà còn khiến nội bộ của Tào gia lâm vào cảnh lục đục.

Sau vụ việc này, mối quan hệ của ông và chính thất họ Đinh đã rạn nứt tới mức không thể cứu vãn. Đinh phu nhân sau đó cũng quyết định rời bỏ người chồng vì háo sắc mà hại chết con trai mình..

Nguồn: [Link nguồn]

Tào Tháo thẳng tay giết Hoa Đà, 12 năm sau Ngụy Vương mới hối hận

Nguyên nhân khiến Tào Tháo giết Hoa Đà cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sohu, 163) ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN