Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ một hành động nhỏ Tào Tháo khiến ba quân phục sát đất

Giai thoại về việc Tào Tháo cắt tóc thay chặt đầu để tự xử phạt bản thân khi vi phạm quân kỷ là minh chứng rõ nhất cho thấy người ở cương vị càng cao càng cần làm gương cho cấp dưới.

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc.

Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ một hành động nhỏ Tào Tháo khiến ba quân phục sát đất - 1 Tào Tháo hành quân.

Tào Tháo nổi tiếng trị quân nghiêm khắc, quân pháp nghiêm ngặt, thưởng phạt phân minh. Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hồi thứ 17 từng ghi lại câu chuyện Tào Tháo cắt tóc thay đầu để tự phạt chính mình vì vi phạm quân kỷ.

Theo đó, trong một lần dẫn quân đi chinh chiến, Tào Tháo có đi qua một vùng toàn ruộng lúa chín. Dân chúng thấy binh lính kéo đến thì đều chạy trốn, chẳng có lấy một người dám ra đồng làm ruộng.

Bấy giờ, Tào Tháo sai người đi hiểu dụ tất cả bách tính vùng này tập hợp lại một chỗ, sau đó công khai thiết lập quân kỷ:

“Ta phụng chiếu vua đem quân đi đánh giặc, trừ hại cho dân. Nay đang mùa lúa chín, bất đắc dĩ phải khởi binh. Quân tướng lớn nhỏ đi qua các ruộng, ai giẫm lên lúa đều bị chém. Quân pháp thực nghiêm, nhân dân không việc gì phải lo sợ cả”.

Trăm họ nghe được lời dụ ấy, ai ai cũng vui mừng ca tụng. Quân lính cũng biết tính cách của Tào Tháo nên chẳng hề dám đi lại bừa bãi, mỗi lần qua ruộng lúa đều phải xuống ngựa, lấy tay đỡ từng bông lúa mạch, lần lượt truyền tay nhau mà đi.

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, khi đang hành quân trong ruộng lúa có một chú chim bay vút lên, làm kinh động đến xe ngựa của Tào Tháo. Chú ngựa bị giật mình đã chạy vào ruộng lúa, giẫm lên một mảnh ruộng lúa mạch nhỏ. Tào Tháo lập tức gọi quan viên tùy tùng tới, yêu cầu trị tội mình vì đã đạp lên ruộng lúa.

Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ một hành động nhỏ Tào Tháo khiến ba quân phục sát đất - 2 Xe ngựa của Tào Tháo giẫm lên một mảnh ruộng lúa mạch.

Quan viên nói rằng: “Sao có thể trị tội Thừa tướng đây?” Tào Tháo đáp lại: “Lời ta đích thân nói ra, nếu ngay cả ta cũng không tuân thủ, thử hỏi còn ai cam tâm tình nguyện tuân thủ nữa đây?”. Nói rồi Tào Tháo liền sai người đem kiếm đến lệnh quân sĩ chém đầu mình theo quân pháp, lập tức quan quân vội xúm lại can ngăn. Lúc đầu thì Tào Tháo không chịu, cứ nhất quyết đòi chết để làm gương cho quân lính.

Mưu sĩ là Tuân Úc (trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nói là mưu sĩ Quách Gia) nói: “Trong sách Xuân Thu của Khổng thánh nhân có nói rằng: “Pháp luật không áp dụng với người tôn quý”. Hiện giờ chủ công thống lĩnh đại quân, vai mang trọng trách, sao có thể tự sát được?”.

Thế là Tào Tháo liền nghĩ ra cách, cắt tóc thay đầu, truyền lệnh cho ba quân được biết.

Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ một hành động nhỏ Tào Tháo khiến ba quân phục sát đất - 3 Tuân Úc khuyên can Tào Tháo.

Cổ nhân cho rằng “Thân thể, tóc và da đều do cha mẹ ban cho”. Cắt tóc là một chuyện rất hệ trọng. Do đó hành động này của Tào Tháo cũng là một hình thức tự trừng phạt vô cùng nghiêm khắc. Tào Tháo cắt tóc, vừa có thể giữ uy tín trước mặt tướng sĩ của mình, cũng đắc được lòng dân, lại giữ được sự thành tín, trung thực, đã nói là làm.

Có nhiều ý kiến nhận định, thực ra đấy cũng chỉ là một trong những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo mà thôi. Ngay trong những người hăng hái can ông ta nhất, không phải họ không nhận ra điều đó. Tào Tháo hiểu quá rõ rằng lệnh muốn có hiệu lực thì trước hết chính người ra lệnh phải gương mẫu chấp hành. Đồng thời Tào Tháo cũng thừa hiểu rằng, không một thuộc cấp nào dám để ông chịu phạt theo quân pháp.

Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Tào Tháo đây mới là nhân vật từ chối ngôi vua

Trong chiến dịch chống Đổng Trác, Viên Thiệu đã định lập Lưu Ngu làm vua để tổ chức triều đình riêng chống Đổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN