Anh hùng thời Tam Quốc nào nổi tiếng bạc đãi vợ con?

Lưu Bị trọng nghĩa khí với anh hùng thiên hạ nhưng lại vô tâm với vợ con.

Theo "Tam quốc diễn nghĩa", Lưu Bị cả đời giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, đấu tranh cho sự phục hưng của nhà Hán. Tuy nhiên, trong cả sử sách lẫn tiểu thuyết có thể thống kê được ít nhất 4 lần Lưu Bị có hành động không được xứng tầm với một đại anh hùng khi “vứt bỏ vợ con, chạy lấy thân mình”.

Hình tượng Lưu Bị trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Lưu Bị là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa". Trong tác phẩm này, La Quán Trung xây dựng Lưu Bị là nhân vật chính diện, có lòng nhân từ bác ái, thương dân như con của một vị vua hiền đức. Vì vậy, tiểu thuyết hư cấu một số tình tiết về ông so với ngoài đời thật. Một số hành động thể hiện tính quyết đoán và chiến tích quân sự của Lưu Bị lại được gán cho thuộc hạ của ông. Do ảnh hưởng quá lớn từ tiểu thuyết nên nhiều người cho rằng Lưu Bị là một người nhu nhược, nhờ may mắn có các cận thần tài giỏi mà ông mới dựng được cơ nghiệp.

Lưu Bị là nhân vật chính trong "Tam quốc diễn nghĩa".

Lưu Bị là nhân vật chính trong "Tam quốc diễn nghĩa".

Trên thực tế, theo ghi chép của bộ chính sử "Tam quốc chí", Lưu Bị là một vị tướng có tài cầm quân, biết ứng phó linh hoạt, nhất là khả năng nhìn thấu nội tâm, thu phục nhân tài và khiến họ một lòng trung thành với mình. Nhiều nhân vật nổi danh cùng thời như Tào Tháo, Quách Gia, Chu Du, Lục Tốn... cũng đánh giá rất cao tài năng của ông. Bộ chính sử "Tam quốc chí" đã ca ngợi Lưu Bị là "người cương nghị khoan hoà nhân hậu, hiểu lòng người kính kẻ sĩ, có phong độ của Hán Cao Tổ, có khí chất của bậc anh hùng".

Kể từ thời nhà Tống, nhà Thục Hán được sử sách Trung Quốc coi là sự nối tiếp của nhà Hán, là triều đại chính thống trong số 3 triều đại của thời Tam quốc. Do vậy, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu, nơi thờ cúng các vị vua chính thống của Trung Hoa.

Tạo hình nhân vật Lưu Bị kinh điển của Tôn Ngạn Quân.

Tạo hình nhân vật Lưu Bị kinh điển của Tôn Ngạn Quân.

Nhân vật Lưu Bị từng được nhiều diễn viên thể hiện thành công trên màn ảnh. Trong đó, Tôn Ngạn Quân được đánh giá là phiên bản kinh điển nhất. Theo Baidu, quãng thời gian đóng "Tam quốc diễn nghĩa" năm 1994 là những ngày Tôn Ngạn Quân phải "nằm gai nếm mật", "vất vả như làm nông". Nam diễn viên họ Tôn từng tiết lộ trong một bài phỏng vấn, ông suýt chút nữa rời bỏ đoàn phim. Khi đó, đạo diễn ra sức khuyên nhủ: “Đời người khó lòng gặp được một tác phẩm hay như thế này”. Nhờ vậy, ông có thêm nghị lực tham gia cho đến khi phim đóng máy.

Cụ thể, Tôn Ngạn Quân từng từ chối vai Lưu Bị vì thời gian tham gia quay phim kéo dài 2 năm, ông lo lắng tiền cát-xê ít ỏi không thể giúp gia đình. Cuối cùng, tác phẩm kéo dài tới 4 năm mới quay xong. Trong quá trình đó, nam diễn viên luôn dành hết tiền lương gửi về quê. Có thời điểm vì đói quá nên ông đã rủ "nhị đệ" Lục Thụ Minh (vai Quan Vũ) và "tam đệ" Lý Tĩnh Phi (vai Trương Phi) vào làng ăn cắp ngô.

Video: Cảnh Lưu Bị (Tôn Ngạn Quân) đấu kiếm cùng Tôn phu nhân (Triệu Việt) trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994

Tuy nhiên, không may các vị "anh hùng" bị người dân phát hiện. Tôn Ngạn Quân chậm chân nên bị bắt và trói lại truy vấn. Sau khi giải trình lý do là diễn viên của đoàn phim, thu nhập thấp kèm theo thời gian quay phim gấp rút nên đánh liều đi trộm thức ăn, ông mới được thả. Sự việc này sau đó khiến Tôn Ngạn Quân rất xấu hổ bởi đóng vai hoàng đế nhưng lại dính vào việc không hay.

Anh hùng bạc đãi vợ con

Trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị có 4 người vợ bao gồm: Cam phu nhân, My phu nhân, Tôn phu nhân (em gái Tôn Quyền) và Ngô Thị (em Ngô Ý, vợ góa Lưu Thuẫn). Con người Lưu Bị luôn lấy "đức" làm gốc. Ông thương dân như con, trọng nghĩa khí với huynh đệ. Tuy nhiên, cách đối đãi với những người vợ của ông lại rất vô tình. Lưu Bị từng an ủi hai huynh đệ Quan Vũ và Trương Phi bằng câu nói hết sức cảm động nhưng cũng rất cay đắng rằng, "huynh đệ như thủ túc, nữ nhân chỉ giống như y phục thôi". Cứ nghĩ chỉ là lời nói lấy lòng huynh đệ nhưng thực tế Lưu Bị cũng không ít lần từng bỏ rơi gia đình của mình.

Lưu Bị ngoài đời đã nhiều lần bỏ rơi vợ con.

Lưu Bị ngoài đời đã nhiều lần bỏ rơi vợ con.

Một lần, khi Lưu Bị dẫn quân tiếp đánh Viên Thuật, không ngờ Trương Phi ở Từ Châu bị Lã Bố phục kích bỏ chạy. Gia đình của Lưu Bị ở Từ Châu vì thế mà rơi vào tay Lã Bố. Lúc đó, Lưu Bị không hề trách mắng Trương Phi mà còn an ủi khích lệ, không hề quan tâm đến sự sống chết của người thân. May mắn thay, Lã Bố không hề làm khó gia đình của Lưu Bị, khi 2 bên hòa giải đã thả họ về.

Mấy năm sau, Lưu Bị lại thua Lã Bố, đành chạy đến chỗ Tào Tháo, được cho làm Dự Châu mục. Ông bèn đánh Lã Bố để phục thù, rồi bại trận. Vợ con của ông lại bị bắt. Sách "Tam Quốc chí" ghi rằng: "Tào công tự mình thân chinh, giúp tiên chủ (Lưu Bị) vây Lã Bố ở Hạ Phì, bắt sống được Bố". Chỉ tới lúc này, Lưu Bị mới có thể đem vợ con về.

Lưu Bị không trách mắng Trương Phi vì để vợ con rơi vào tay Lã Bố.

Lưu Bị không trách mắng Trương Phi vì để vợ con rơi vào tay Lã Bố.

Hai năm sau đó, Lưu Bị không cam tâm dưới trướng Tào Tháo, đánh chiếm Hạ Phì vốn đã thuộc về Nguỵ Vương. Tào Tháo bèn đem quân đánh Lưu Bị. Lưu hoàng thúc đành "bỏ dân mà chạy". Kết quả là Tào Tháo lại "bắt được thê tử của tiên chủ, đồng thời bắt sống cả Quan Vũ". Lần thứ ba, Lưu Bị bỏ vợ con chạy lấy thân mình.

Trong các phu nhân của Lưu Bị, My phu nhân là người đáng thương nhất. Khi Lã Bố đột kích Hạ Phi, toàn bộ gia quyến và tài sản của Lưu Bị đều thuộc về Lã Bố. Khoảng thời gian đó, Lưu Bị vô cùng chán chường, sống vất vưởng ở Hải Tây, Quảng Lăng (nay là Giang Tô, Trung Quốc). Tại đây có phú ông tên My Trúc đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ Lưu Bị. Ông ta đã quyên góp tiền bạc giúp đỡ Lưu Bị nuôi quân, thậm chí còn gả em gái cho Lưu Bị. Trong lúc khốn cùng, lại nhận được sự trợ giúp to lớn, Lưu Bị đã lấy em gái My Trúc và lập làm chính thất.

My phu nhân là người vợ đáng thương nhất của Lưu Bị.

My phu nhân là người vợ đáng thương nhất của Lưu Bị.

Năm 208, Tào Tháo mang đại quân đánh chiếm Kinh Châu. Lưu Bị thua trận bỏ chạy. Em họ Tào Tháo là Tào Thuần dẫn quân truy kích đến Đương Dương, Tràng Bản, bắt được gia đình Lưu Bị, trong đó có My phu nhân và Cam phu nhân.

Triệu Tử Long đơn thương độc mã đánh trận Tràng Bản cứu được A Đẩu. My phu nhân đã nhảy xuống giếng tự vẫn để khỏi vướng chân Triệu Tử Long. Tuy đây chỉ là tình tiết trong tiểu thuyết “Tam quốc chí” mà không tìm thấy ghi chép trong lịch sử. Tuy nhiên, điều này có thể chứng minh được tấm lòng trung thành và sự hi sinh cao cả không chút tính toán của My phu nhân dành cho Lưu Bị.

Vương Lộ Dao tái hiện thành công nhân vật My phu nhân trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.

Vương Lộ Dao tái hiện thành công nhân vật My phu nhân trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.

Vượt qua hàng ngàn các mỹ nữ “sắc nước hương trời”, Vương Lộ Dao là một trong số nữ diễn viên tái hiện thành công nhân vật My phu nhân. Trong đó, phân cảnh My phu nhân gửi gắm con trai A Đẩu cho tướng Triệu Vân rồi gieo mình xuống giếng tự vẫn từng lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Vai diễn My phu nhân là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp diễn xuất của Vương Lộ Dao, tên tuổi của cô từ đó được chú ý nhiều hơn. Nhờ vậy, cô được góp mặt trong nhiều dự án phim lớn như "Thiên long bát bộ" (2002), "Đại Đường ca phi" (2003)...

Nguồn: [Link nguồn]

Đệ nhất mỹ nhân ”Tam quốc” khiến 3 cha con họ Tào đem lòng si mê

Ngoài Điêu Thuyền còn có người khác xứng danh là "đệ nhất mỹ nhân" thời đại này, khiến 3 cha con Tào Tháo si mê.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Baidu) ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN