Vẫn còn quái vật thời tiền sử sống ở hồ Loch Ness?

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Hồ Loch Ness ở Scotland hiện là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng thế giới, do lời đồn cho rằng vẫn còn quái vật thời tiền sử đang sinh sống tại đây.

Chỉ là lời đồn, ảnh chụp bị cho là cắt ghép, nhưng nhiều du khách vẫn thích thú đến đây để ... tưởng tượng!

Tuy nhiên, theo Newsweek, mới đây các nhà khoa học cho biết sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness trong lời đồn có thể có căn cứ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath, Đại học Portsmouth ở Anh, và Đại học Hassan II ở Ma Rốc, đã tìm thấy hóa thạch của loài bò sát cổ dài (đã tuyệt chủng) ở nơi từng là một hệ thống sông cổ đại.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Creta, các hóa thạch được phát hiện tại khu vực ngày nay thuộc Sa mạc Sahara của Ma Rốc, tuy nhiên 100 triệu năm trước, nó là một vùng nước ngọt.

Phát hiện cho thấy loài bò sát biển có thể đã sống trong môi trường sống nước ngọt. Các hóa thạch được tìm thấy bao gồm xương và răng của loài khủng long Plesiosaurs trưởng thành  và một chiếc xương của con nhỏ hơn.

Quái vật hồ Loch Ness - thường có biệt danh là Nessie - là một sinh vật được đồn đại trong dân gian Scotland. Sinh vật này được cho là sống ở hồ Loch Ness. Theo dân  ở đây, đó là một sinh vật cổ dài vẫn sống dưới đáy hồ.

Quái vật hồ Loch Ness, được cho là chụp vào ngày 19 tháng 4 năm 1934, và một hình minh họa của Plesiosaurs. Hơn 1.000 người tuyên bố đã nhìn thấy 'Nessie'. Hiện khu vực này là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng

Quái vật hồ Loch Ness, được cho là chụp vào ngày 19 tháng 4 năm 1934, và một hình minh họa của Plesiosaurs. Hơn 1.000 người tuyên bố đã nhìn thấy 'Nessie'. Hiện khu vực này là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng

Hóa thạch Plesiosaur được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1823. Sự xuất hiện của chúng, với bốn chân chèo dài, cổ dài và đầu nhỏ, được cho là đã truyền cảm hứng cho những câu chuyện về Nessie.

Tuy nhiên, trước đây, người ta cho rằng rằng chúng chỉ sống trong nước biển.

Mặc dù các câu chuyện đồn đại thường bị bác bỏ, nhưng theo những phát hiện này, có thể là hợp lý khi một sinh vật như vậy có thể sinh sống ở các hồ nước ngọt như hồ Loch Ness.

Các nhà khoa học không thể loại trừ thực tế rằng những sinh vật này có thể là cư dân nước ngọt vĩnh viễn. Họ nghi ngờ rằng những sinh vật cổ đại này có thể sống ở vùng nước ngọt, họ đã tìm thấy hàm răng dính thức ăn là loài cá sống ở sông. Điều này cho thấy chúng đã ăn thịt những con mồi nước ngọt.

TS. Nick Longrich, một trong những tác giả của bài báo, cho biết những chiếc xương cho chúng ta biết rất nhiều điều về hệ sinh thái cổ đại và động vật thời đó. 

Các hóa thạch Plesiosaur khác đã được tìm thấy ở Anh, nhiều vùng khác nhau của châu Phi, và ở Úc, Bắc Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi những phát hiện cho thấy sự tồn tại của Quái vật hồ Loch Ness là có thể, các ghi chép cũng cho thấy loài quái vật này đã tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước, cùng thời với khủng long.

Nguồn: [Link nguồn]

Quái vật “xuyên không” 450 triệu năm bằng cách vô lý nhất thế giới

Quái vật với cơ thể y hệt sinh vật ngoài hành tinh trong phim ảnh đã "hiện hình" hoàn toàn nguyên vẹn, một điều hết sức vô lý bởi nó là động vật thân mềm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kỳ Phong ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN