Trung Quốc: Phát hiện vùng đồi bao phủ bởi loạt mộ cổ đầy châu báu

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Trên những ngọn đồi có tổng diện tính 3 triệu m2 ở tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc, 9 nghĩa trang cổ đại với hàng loạt mộ cổ xa hoa có tuổi đời trên 3.000 năm vừa lộ diện.

Theo Cục quản lý Di sản văn hóa nhà nước Trung Quốc, ngọn đồi nằm ở huyện Thanh Giản, tỉnh Thiểm Tây vừa được phát hiện là nghĩa trang rộng lớn của những người thuộc nền văn hóa Lijiaya nổi lên từ thời nhà Thương (năm 1600 – 1045 trước Công Nguyên).

Một ngọn đồi với hàng loạt mộ cổ thẳng hàng được tìm thấy - Ảnh: CỤC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC

Một ngọn đồi với hàng loạt mộ cổ thẳng hàng được tìm thấy - Ảnh: CỤC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC

Theo Heritage Daily, ban đầu các nhà khảo cổ đã nghiên cứu ở khu khảo cổ Zhaigou, một khu định cư Lijiaya ở huyện Thanh Giản. 

Họ quyết định mở rộng ra những ngọn đồi xung quanh và phát hiện nhiều tòa nhà bằng đất nện và hài cốt người nằm trong những ngôi mộ cổ được bảo quản tốt.

Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei, người cộng tác với Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, cho biết: "Chín nghĩa trang chôn cất những người có địa vị cao từ cuối triều đại nhà Thương đã được phát hiện, bên cạnh 7 ngôi mộ hình chữ "A" được phân bổ theo hướng Bắc - Nam. Đó là những ngôi mộ quý tộc lớn nhất được phát hiện ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây cho đến nay".

Đáng chú ý nhất là 4 ngôi mộ rất lớn, cũng từ triều đại nhà Thương, được khai quật trong nghĩa trang mang tên Changliang, bao gồm 3 ngôi mộ M2, M3, M4 dạng hầm đất, nơi các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 200 đồ lễ tùy táng cực kỳ quý giá.

Chúng gồm một bộ dụng cụ xe ngựa hoàn chỉnh bằng đồng, một chiếc khóa thắt lưng hình chim én khảm ngọc lam, một chiếc thắt lưng khảm ngọc lam, quan tài bằng xương mặt động vật, hoa tai bằng vàng, vỏ sò, đồ tạo tác bằng ngọc bích, nhiều bình đựng tang lễ, rìu và đầu mũi tên đồng...

Khóa thắt lưng hình chim én khảm ngọc trong mộ - Ảnh: CỤC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC

Khóa thắt lưng hình chim én khảm ngọc trong mộ - Ảnh: CỤC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC

Theo các nhà nghiên cứu, các cuộc khai quật đã nâng cao hiểu biết của về lãnh thổ chính trị và cấu trúc địa lý của nhà Thương trong thời kỳ đó, cũng như sự trao đổi thương mại trong khu vực - thể hiện qua các đồ tạo tác tinh xảo.

Nguồn: [Link nguồn]

Đào ao, phát hiện ngôi mộ cổ “viết lại lịch sử” bên bờ Danube

Một ngôi mộ cổ 5.000 năm tuổi và 140 ngôi mộ cổ 1.400-1500 tuổi, chứa đựng nhiều báu vật đáng kinh ngạc đã tiết lộ một đoạn lịch sử chưa từng biết của những người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN