Phát hiện kho báu vô song 3 triệu tuổi ở... nhà máy nước thải

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Các nhà cổ sinh vật học mô tả kho báu hơn 300.000 hóa thạch được phát hiện tại Nhà máy Xử lý nước thải Mangere (Auckland - Úc) như "tìm thấy vàng ngay trước cổng nhà bạn".

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học New Zealand Journal of Geology and Geophysics, kho báu được tìm thấy ở nhà máy Mangere chứa đựng hơn 300.000 mẫu vật hóa thạch thuộc về 266 loài, là bộ sưu tập động vật 3 triệu năm tuổi phong phú và đa dạng nhất từng được khai quật ở New Zealand.

Một số mẫu vật trong bộ sưu tập khổng lồ hơn 300.000 món được khai quật từ khu vực Nhà máy Xử lý nước thải Mangene - Ảnh: BẢO TÀNG AUCKLAND

Một số mẫu vật trong bộ sưu tập khổng lồ hơn 300.000 món được khai quật từ khu vực Nhà máy Xử lý nước thải Mangene - Ảnh: BẢO TÀNG AUCKLAND

Bộ sưu tập chứa ít nhất 10 loài chưa từng được biết đến trên thế giới, sẽ được nghiên cứu để mô tả và đặt tên trong tương lai.

Các hóa thạch được phát hiện lần đầu trong quá trình nâng cấp đường ống chính đưa nước thải thô từ trung tâm thành phố đến nhà máy.

Họ phát hiện ra rằng hệ thống đường ống đã đi qua một lớp trầm tích cổ đại phong phú, với các mẫu vật lần lượt lộ diện.

Nhiều nhà cổ sinh vật học, sinh viên ngành cổ sinh vật học đã được huy động làm việc trong nhiều tháng dưới sự quản lý của TS Wilma Blom, nhà khoa học phụ trách Bảo tàng Auckland.

Thêm nhiều tuần sàng lọc, họ thống kê được hơn 300.000 mẫu vật thuộc về 266 loài khác nhau. Vài ngàn mẫu vật đã xong quá trình xử lý và gửi về Bảo tàng Auckland.

Các hóa thạch cực kỳ đa dạng, bao gồm tàn tích của loài ốc lanh - một chi ốc sên lớn - lâu đời nhất thế giới, cá mập cưa đã tuyệt chủng hay cá mập trắng lớn cổ đại, cá voi sừng hàm... Hầu hết đều là các loài đã tuyệt chủng.

Vùng trầm tích là một phần của đáy biển cổ đại và cũng là nơi sinh sống của phần lớn các loài trong bộ sưu tập. Một số loài khác, bao gồm 10 loài thuộc dòng họ ốc lanh biểu tượng của New Zealand, sống ở nơi khác nhưng có lẽ đã bị lũ cuốn trôi vào "ngôi mộ tập thể này".

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ rùng mình từ “kho báu“ thủy tinh 1.800 năm ở Nam Cực

Bảy mảnh thủy tinh đặc biệt tìm thấy từ độ sâu 279m dưới lòng lục địa băng giá Nam Cực được các nhà khoa học mô tả là một phát hiện “bằng vàng“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN