Phạm Tịnh Sơn: Thành phố bầu trời

Sự kiện: Du lịch Trung Quốc

Đỉnh núi Fanjing (Phạm Tịnh Sơn) nằm ở phía đông bắc là địa danh độc đáo nhất của tỉnh Quý Châu, sở hữu khung cảnh thần tiên thoát tục, không khí trong lành. Thành phố tọa lạc trên đỉnh núi, cao ngút như ở lưng chừng trời đất, được người ta yêu mến, ví von gọi là "thành phố bầu trời".

Quý Châu là một tỉnh nằm ở phía Tây nam của Trung Quốc, là một bộ phận của cao nguyên Vân Quý, vì thế địa hình ở Quý Châu chủ yếu là đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ trùng điệp khoáng đạt.

Đỉnh núi Fanjing (Phạm Tịnh Sơn) nằm ở phía đông bắc là địa danh độc đáo nhất của tỉnh Quý Châu, sở hữu khung cảnh thần tiên thoát tục, không khí trong lành. Thành phố tọa lạc trên đỉnh núi, cao ngút như ở lưng chừng trời đất, được người ta yêu mến, ví von gọi là "thành phố bầu trời". 

Đây là điểm đến vô cùng hấp dẫn kích thích du khách mong muốn được đặt chân đến một lần trong đời. Với chiều cao hơn 2.336m so với mực nước biển, khoảng cách thẳng đứng là 94m, Fanjing trở thành ngọn núi kỳ lạ nhất thế giới. Người ta nói rằng nhìn từ xa, trông nó như một dấu chấm than khổng lồ dưới bầu trời rộng lớn.

Phạm Tịnh Sơn: Thành phố bầu trời - 1

Người Trung Quốc có câu: "Nếu muốn tìm cảnh đẹp nhất, bạn phải đi qua con đường khó khăn nhất". Có lẽ cũng vì vậy mà con đường di chuyển lên Fanjing khá nguy hiểm, nếu vội vàng và bất cẩn du khách có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Một khi bạn đã vượt qua những đoạn đường nguy hiểm, chắc chắn phong cảnh ở núi Fanjing sẽ không làm bạn phải thất vọng.

Đứng từ trên đỉnh núi, du khách sẽ thấy khung cảnh lúc nào cũng mơ màng qua những tầng mây lơ lửng xung quanh. Núi Fanjing đẹp nhất là sau cơn mưa, vào sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn, lúc đó người ta sẽ thấy một quầng sáng đầy màu sắc trên những đám mây trước mặt. Điều đặc biệt là mọi người có thể nhìn thấy ảo ảnh bóng người di chuyển trên những đám mây. Chính sự bí ẩn này góp phần đưa núi Fanjing trở thành kỳ quan thiên nhiên của Trung Quốc.

Tại đây có 2 ngôi đền song song với nhau, kiến trúc bên trong là sự kết tinh của nền văn hóa cổ xưa của người Trung Quốc và là di sản quý giá mà người dân muốn gìn giữ suốt đời.

Phạm Tịnh Sơn: Thành phố bầu trời - 2

Tới đây, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc của đỉnh núi sừng sững giữa đất trời, mà còn có thể khám phá hệ sinh thái nguyên sơ với hàng ngàn loài động thực vật quý hiếm. Đây là quê hương của rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, bao gồm loài khỉ vàng hiếm thấy. Vào những ngày trời trong, phong cảnh hiện ra vô cùng ngoạn mục.

Với địa hình hiểm trở, xa xôi hẻo lánh, và là nơi “không có tới 3 thước đất bằng phẳng” nhưng lại được trời phú khí hậu ôn hòa, dễ chịu, Quý Châu không chỉ nổi tiếng với “thành phố bầu trời” trên núi Fanjing mờ ảo, nơi đây còn có rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đẹp chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. 

Chẳng hạn như hang động dài nhất châu Á, Shuanghe, thuộc quận Suiyang. Hang động nổi tiếng Trung Quốc này có chiều dài đến 238km, bao gồm 8 hang động chính và hơn 200 lối vào khác nhau để du khách khám phá. Trong hang Shuanghe, các nhà khoa học còn phát hiện ra một số hóa thạch quý hiếm, địa hình ngầm và một số loài động vật hoang dã.

Hay hang động với không gian lớn nhất thế giới (10,78 triệu m3) với tên gọi “căn phòng của người Miêu” cũng thuộc tỉnh Quý Châu xinh đẹp. Không gian ở đây có thể chứa 747 máy bay phản lực, và chỉ có một cách đến duy nhất là qua một con suối ngầm dưới lòng đất.

Ngoài ra nơi đây còn có vẻ đẹp ngoạn mục của thác Hoàng Quả Thụ - được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Trung Quốc và lọt top cảnh quan nổi bật trên thế giới. Thác Hoàng Quả Thụ chính là nơi được chọn để thực hiện những cảnh quay đẹp nhất xuyên suốt bộ phim “Tây du ký” đình đám.

Với độ cao lên tới 67m và rộng 83m, xung quanh là cảnh núi non hùng vĩ khiến lòng thác đã đẹp nay càng trở nên huyền ảo. Dòng nước trắng xóa chảy ào ào không ngừng, phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ khung cảnh nơi đây mới thấy bản thân thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ.

Hình dáng đặc biệt của 2 ngọn núi “Đôi gò bồng đảo” cũng là điểm nhấn đặc biệt ở Quý Châu. Vào những dịp lễ hội, người dân địa phương thường tụ tập dưới chân núi để tạ ơn gò bồng đảo linh thiêng đã ban phước cho những đứa trẻ khỏe mạnh, cuộc sống sung túc, bình an.

Cũng giống Mù Căng Chải của Việt Nam nổi tiếng với những cung ruộng bậc thang đẹp mắt, ruộng bậc thang Jiabang là phương thức canh tác phổ biến ở Quý Châu. Tuy nhiên không mang vẻ đẹp vàng rực của cánh đồng lúa vào mùa thu hoạch, ruộng bậc thang ở Quý Châu đẹp nhất vào mùa hè khi những cơn mưa biến những thửa ruộng thành vô số tấm gương dưới làn sương mờ ảo.

Không chỉ có núi, có hang, Quý Châu còn sở hữu rừng hoa đỗ quyên tự nhiên lớn nhất thế giới với diện tích hơn 130 km2. Hơn 20 loài đỗ quyên được trồng và chăm sóc tại đây, đến mùa hoa nở đỏ rực cả một vùng, tạo nên khung cảnh thơ mộng tuyệt vời.

Cảnh tượng đá nở hoa có 1-0-2 tại Trung Quốc

Những bông hoa đá này hoàn toàn không phải là tác phẩm của con người tạo ra mà do thiên nhiên hình thành từ triệu năm về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Đức Tân ([Tên nguồn])
Du lịch Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN