Nhiều hoạt động đặc biệt ấn tượng sẽ có tại Lễ Khai hội Xuân Ngọa Vân 2024

Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân 2024 được tổ chức vào 18/2, tức ngày 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn ngoài phần hội sẽ có nhiều hoạt động đặc biệt ấn tượng.

Năm 2024, lễ khai hội Xuân Ngoạ Vân sẽ được tổ chức vào ngày 18/2 (tức mùng 09 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Sân ga cáp treo, thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 

Theo thông tin từ UBND thị xã Đông Triều, ngoài phần nghi lễ trang trọng, chương trình còn diễn ra phần hội với nhiều với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian rất đặc sắc, độc đáo tại khu vực sân ga cáp treo.

Nhiều hoạt động đặc biệt ấn tượng sẽ có tại Lễ Khai hội Xuân Ngọa Vân 2024 - 1

Hình ảnh của Lễ Khai hội xuân Ngọa Vân năm 2023.

Hình ảnh của Lễ Khai hội xuân Ngọa Vân năm 2023.

Lần đầu tiên tại Lễ hội Xuân Ngọa Vân năm 2024 có sự xuất hiện của liên đoàn Vovinam Việt Nam, kết hợp với màn trống hội hoành tráng, và màn hợp xướng mang tinh thần hào hùng với ca khúc "Sử Thi Phật Hoàng Trần Nhân Tông" nhằm tạo không khí vui tươi, sôi động phục vụ du khách gần xa khi hành hương về mảnh đất Ngoạ Vân.

Bên cạnh đó, UBND Thị xã Đông Triều chỉ đạo cho Ban Quản lý khu di tích nhà Trần, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thị xã phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Ngọa Vân - Yên Tử trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động tăng tinh thần đoàn kết và phát huy sức mạnh dân tộc như: hội chợ các gian hàng ẩm thực và nông sản địa phương, Liên hoan đàn và hát dân ca xuân Ngọa Vân thị xã Đông Triều, giao lưu trò chơi dân gian….

Hình ảnh minh họa cho màn đồng diễn Vovinam sẽ diễn ra tại Lễ Khai Hội Xuân 2024

Hình ảnh minh họa cho màn đồng diễn Vovinam sẽ diễn ra tại Lễ Khai Hội Xuân 2024

Hình ảnh quần thể Am Chùa Ngọa Vân từ trên cao

Hình ảnh quần thể Am Chùa Ngọa Vân từ trên cao

Lễ hội Xuân Ngọa Vân đã trở thành lễ hội truyền thống đầu xuân hàng năm trên mảnh đất Đông Triều và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, hướng về cội nguồn; là dịp để nhân dân, Phật tử, du khách hành hương về Ngọa Vân - "Thánh địa" của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam dâng hương, chiêm bái, tri ân ân công đức to lớn của Phật hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh những giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm.

Về chốn linh thiêng - Am Ngọa Vân, hành hương lên núi Bảo Đài để dâng hương, chiêm bái Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cầu bình an cho năm mới sẽ là dấu ấn đáng ghi nhớ cho những ngày đầu năm của mọi gia đình.

Hình ảnh tăng sư hành lễ trước Tháp Phật Hoàng - nơi lưu giữ xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông sau khi Ngài hóa Phật

Hình ảnh tăng sư hành lễ trước Tháp Phật Hoàng - nơi lưu giữ xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông sau khi Ngài hóa Phật

Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân nằm trên núi cao "Bảo Đài sơn" ở phía Tây dãy núi Yên Tử - cánh cung Đông Triều, ngày nay thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều. Am - Chùa Ngọa Vân là thánh địa linh thiêng của Phật giáo Trúc Lâm - nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, hóa Phật. 

Am - Chùa Ngọa Vân là một trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013).

Xác định rõ những giá trị to lớn của miền "Thánh địa" Phật giáo Trúc Lâm, những năm qua, thị xã đã phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh dồn tâm sức, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích Ngọa Vân cũng như Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều theo đúng Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Lễ hội Chùa Hương năm 2024, Hà Nội, diễn ra trong 3 tháng, khai hội vào ngày 15-2 (mùng 6 tháng Giêng) với chủ đề: "An toàn - Văn minh - Thân thiện"

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thuận ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN