Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải

Sự kiện: Du lịch Trung Quốc

Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) nổi tiếng với kiến trúc tráng lệ mà kiên cố, cùng những di tích lịch sử lâu đời khiến du khách phải trầm trồ, thán phục.

1. Đường Vũ Khang

Cuối phim điện ảnh “Sắc giới”, Vương Gia Chi (nữ diễn viên Thang Duy đóng) đã thả lão Dịch trốn thoát, gọi một chiếc xích lô, nói đến “đường Phúc Khai Sâm”. Đường Phúc Khai Sâm chính là đường Vũ Khang hiện nay.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 1

Kiến trúc đường Vũ Khang có lịch sử lâu đời, nó còn có tên “phố tiểu tư sản”. Đường Vũ Khang sừng sững với tòa nhà Vũ Khang (còn được gọi là tòa nhà Đông Mỹ Đặc), Tổng lãnh sự quán Italia, Căn cứ cũ Ba Kim, Căn cứ cũ Châu Tác Dân,… Giữa ngã tư đường Vũ Khang và đường Chuẩn Hải chính là tòa nhà Đông Mỹ Đặc, với kiến trúc đẹp và lạ giữa ngã tư đường phố, tòa nhà này luôn là tiêu điểm của thành phố Thượng Hải. Tòa nhà Đông Mỹ Đặc được thiết kể bời nhà thiết kế người Hungary László Hudec năm 1924, chọn góc 30 độ với phía ngã tư đường. Đến nay, tòa nhà này nằm trong top 25 những kiến trúc của László Hudec có lịch sử lâu đời còn tồn tại tại Thượng Hải.

2. Ái Lư (ngôi nhà tình yêu)

“Ngôi nhà tình yêu” của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh, là món quà Tống Tử Văn tặng cho em gái mình trước khi lấy chồng, sau năm 1927 hai vợ chồng Tưởng Giới Thạch về sống tại đây. Cũng lạ, không biết có phải Tưởng Giới Thạch dành tình yêu cho ngôi nhà và vợ quá lớn không, đến nỗi những căn biệt thư khác ông cũng lấy tên tương tự, như khu biệt thự Cổ Lĩnh ờ Lư Sơn có tên là “Mỹ Lư”, khu biệt thự Tây Hồ ở Hàng Châu lấy tên là “Trừng Lư”. Ái Lư là một căn biệt thự lộng lẫy có khu vườn rộng theo kiến trúc Tây, đến nay nơi nay trở thành Học viện Âm nhạc Thượng Hải, nhưng vẫn giữ được nét cổ thời Dân Quốc.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 2

Căn biệt thự Ái Lư được chụp từ thời dân quốc

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 3

Căn biệt thự Ái Lư ngày nay nằm ở đường Đông Bình, bên trong vẫn còn nhiều kiến trúc thời dân quốc, căn cứ cũ của Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy

3. Uông Công Quan

Đây chính là căn cứ cũ của Uông Tinh Vệ, một trong những căn nhà kiểu Tây đẹp lộng lẫy tại Thượng Hải, rất nhiều du khách vì tò mò mà ghé qua thăm kiến trúc cổ này. Nếu có dịp ghé thăm Thượng Hải, bạn nên đến ngắm Uông Công Quan, một trong những kiến trúc “đáng xem” tại đất Thượng Hải, được xây dựng năm 1931 tại số 31 hẻm 1136 đường Ngu Viên, xây trong 4 năm, đến năm 1934 mới hoàn thành.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 4

Uông Công Quan

Căn nhà được xây theo kiến trúc lâu đài nghệ thuật Gothic của nước Ý. Căn nhà vốn được Bộ trưởng Bộ giao thông Vương Bá Quần thuộc Chính phủ dân quốc xây để đón cô vợ sắp cưới Bảo Chí Ninh, người đẹp của Đại học Đại Hạ. Đây được coi như “lâu đài lãng mạn”. Sau đó Uông Tinh Vệ đầu hàng kẻ thù, nơi này trở thành cung điện của ông tại Thượng Hải, lấy tên là “Uông Công Quan”. Thời kỳ Nhật Ngụy, Uông Tinh Vệ, Trần Bích Quân, Châu Phật Hải, Lý Sỹ Quần, Gia Dân Nghị và nhiều lãnh đạo mở hội nghị tại đây.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 5

Căn cứ cũ của Tiền Học Sâm

Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Uông Công Quan tại đường Ngu Viên, cũng nên ghé thăm căn cứ cũ của Tiền Học Sâm ở thôn Kỳ Sơn. Thôn Kỳ Sơn bao gồm nhiều kiến trúc mới ở đường Ngu Viên, sau khi Châu Vũ Vương sinh ra cũng là lúc nơi đây được đặt tên là Kỳ Sơn. Ở đây có rất nhiều căn cứ làm việc cũ của nhiều người nổi tiếng, trong đó có cả bậc thầy đạn dược Tiền Học Sâm.

4. Biệt thự Mahler

Đây là căn biệt thự của người Do Thái Mahler xây cho cô con gái của mình, với mơ ước một tòa lâu dài huyền diệu. Đây là một căn biệt thự được giữ gìn khá cẩn thận tại Thượng Hải. Dù không được lấy làm tiêu chuẩn Thượng Hải, nhưng kiến trúc nơi đây cũng được coi là hiếm gặp của người nước ngoài tại Trung Quốc, chí ít cũng là nơi sinh sống khá thú vị của ngài Mahler.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 6

Còn có một lời đồn rằng, vì căn biệt thự là dành cho con gái ngài Mahler, nên ngay đến khung cửa sổ, bồn hoa hay lối kiến trúc cũng đều nhỏ hơn bình thường một chút, nhìn thoáng qua có vẻ hẹp.

5. Bách Lạc Môn

Nói đến Thượng Hải cũ thì không thể không nhắc đến “Bách Lạc Môn”, bởi từ năm 1933 nơi đây đã trở thành vũ trường Bách Lạc Môn nổi tiếng với các thương gia trong ngoài nước. Đến tận bây giờ, Bách Lạc Môn vẫn là địa điểm kinh doanh, vốn không hổ danh với “Lạc Phủ đứng đầu phương Đầu”.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 7

Bảng hiệu ở cửa ra vào cũng đáng giá ngàn vàng, giờ biểu diễn tại đây cũng thu giá vé khác nhau: buổi chiều từ 1 giờ đến 4 giờ 30 là khúc “trà vũ” giá vé bình quân từ 40 tệ/người, ngày lễ 50 tệ/ người, vũ nữ mỗi tiết mục 25 tệ (10 phút 1 tiết mục), vũ nam mỗi người 400 tệ; buổi chiều từ 4 giờ 40 đến tối 8 giờ là khúc “vũ điệu Sampanh”, giá vé từ 100 tệ; từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng hôm sau giá vé thấp nhất là 200 tệ, những chi phí khác tính lẻ.

Bí ẩn trong những biệt thự cổ còn sót lại ở Thượng Hải - 8

Trở về khung cảnh ngày xưa với kiểu bố trí cũ

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Ngọc (Theo Mafengwo) ([Tên nguồn])
Du lịch Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN