Vùng cà phê cảnh quan làm du lịch

Đắk Nia và Đắk R’Moan là 2 xã được chọn làm mô hình điểm cà phê cảnh quan kết hợp du lịch tại Đắk Nông. Ở đây không chỉ có diện tích cà phê lớn nhất TP Gia Nghĩa, mà còn giàu tiềm năng khai thác du lịch.

Sản xuất cà phê theo mô hình cảnh quan sẽ gồm 3 tầng sinh thái: thảm thực vật, cà phê và cây cao. Ảnh: Hoàng Lê

Sản xuất cà phê theo mô hình cảnh quan sẽ gồm 3 tầng sinh thái: thảm thực vật, cà phê và cây cao. Ảnh: Hoàng Lê

Cà phê cảnh quan có thể hiểu là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái. Vừa giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê và vừa có thể phát triển du lịch. Ở mô hình này, để tránh nắng gió cho cà phê và giúp vườn xanh mát thì nông dân trồng thêm các cây lâu năm như cây ăn quả, hồ tiêu, mắc ca... Thảm cỏ, cây bụi và cả hệ động thực vật cũng được giữ lại. Mô hình này do Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT hỗ trợ nông dân thực hiện.

Theo báo cáo, đến nay, dự án VnSAT đang hỗ trợ 2 HTX sản xuất cà phê tại xã Đắk Nia và Đắk R’Moan trên địa bàn TP Gia Nghĩa xây dựng mô hình cà phê cảnh quan kết hợp du lịch. Đối với HTX Nông nghiệp hữu cơ Đắk Nông, trong giai đoạn từ năm 2015-2020, dự án VnSAT đã hỗ trợ xây dựng nhà kho, sân phơi, máy móc, thiết bị sơ chế cà phê... Với HTX Nông nghiệp dịch vụ Tân Phú Nông, dự án VnSAT hỗ trợ xây dựng 20km đường giao thông nội đồng để đi vào khu sản xuất. Đó là những yếu tố giúp hình thành các mô hình cà phê cảnh quan kết hợp du lịch.

Vùng cà phê cảnh quan quanh hồ thủy điện Đắk R’Tit

Vùng cà phê cảnh quan quanh hồ thủy điện Đắk R’Tit

Xã Đắk R’Moan có mặt nước của hồ thủy điện Đắk R’Tit, nhiều khe suối lớn, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất cà phê ổn định. Đặc biệt, nơi đây được UBND tỉnh lựa chọn đầu tư xây dựng bốn điểm về bảo tồn văn hóa truyền thống, đặc trưng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng nhà trưng bày các dụng cụ của người M’nông với nhiều hiện vật quý giá.

Vùng cà phê cảnh quan tại thác Lưu Ly

Vùng cà phê cảnh quan tại thác Lưu Ly

Còn xã Đắk Nia lại có nhiều tiềm năng du lịch sẵn có như thác Lưu Ly, Di tích lịch sử cấp quốc gia bon Cây Xoài. Trục đường qua xã Đắk Nia kết nối với tỉnh Lâm Đồng, đường vào khu du lịch Tà Đùng - một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh. Ngoài những lợi thế về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, Đắk Nia còn có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được dự án VnSAT hỗ trợ xây dựng vườn ươm để làm nơi cung cấp cây giống chất lượng cho toàn tỉnh. Vì vậy, việc phát triển cà phê cảnh quan kết hợp khai thác du lịch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Ông Phạm Hùng Vỹ, Phó Giám đốc dự án VnSAT Đắk Nông cho biết, ngoài diện tích cà phê lớn, đây là 2 địa phương có nhiều tiềm năng khai thác du lịch. Đặc biệt, 2 xã Đắk Nia và Đắk R’Moan đều nằm trong khu vực thuộc Công viên địa chất toàn cầu nên rất thuận lợi cho việc sản xuất cà phê cảnh quan kết hợp du lịch.

Vùng cà phê cảnh quan làm du lịch - 4

Đến thăm vườn cà phê cảnh quan của Dự án VnSAT Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị về quá trình sản xuất cà phê:

+ Từ tháng 01 đến tháng 07 hàng năm: du khách thăm quan vườn cà phê, tìm hiểu về cà phê kiến vàng nổi tiếng…

+ Từ cuối tháng 02 đến hết tháng 4 dương lịch: check in tại vườn khi hoa cà phê nở rộ, tham gia thu hái hoa cà phê làm trà, rang xay và thử nếm cà phê…

+ Từ tháng 10 – 12 dương lịch: Check in tại vườn cà phê chín, tham gia thu hoạch và thưởng thức quả cà phê chín tại vườn, cùng nông dân phơi cà phê trên sàng trong nhà màng, rang xay và thử nếm cà phê…

+ Vào các thời điểm khác trong năm: Du khách thăm quan vườn cà phê dưới tán rừng, tìm hiểu về các loại cà phê của Việt Nam đặc biệt là cà phê kiến vàng nổi tiếng chỉ có tại vườn cảnh quan VnSAT, trực tiếp tham gia quá trình rang xay và thử nếm.

Bà Vũ Lê Anh, Giám đốc Công ty Du lịch Cỏ May cho biết, “Đơn vị đã lên phương án xây dựng sản phẩm du lịch cà phê từ năm 2015. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua chúng tôi chưa tìm được điểm đến nào có đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch với nhiều trải nghiệm thú vị như các vườn cà phê cảnh quan của dự án VnSAT. Điều khó khăn lớn nhất mà các khu vườn này đang gặp phải đó là giao thông đến Vườn còn khá chật chội và xe 45 chỗ chở khách đoàn phải dừng ngoài lộ và thả khách đi bộ khá xa vào trải nghiệm vườn”.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN