Phái sinh hàng hóa thúc đẩy nền kinh tế quốc gia

Việt Nam là nước có nền kinh tế phụ thuộc vào ngành nông nghiệp lâu đời.

Đóng góp từ ngành nông nghiệp vào kinh tế

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 82% tổng diện tích đất tự nhiên (2018), tỷ lệ lao động trong ngành này chiếm 35% tổng lao động cả nước năm (2019).  Tuy nhiên, GDP từ ngành nông, lâm thủy sản năm 2019 chỉ chiếm 13.96% tổng GDP cả nước (Tổng cục thống kê - 2019).  Những dữ liệu thống kê này, giúp chúng ta nhận ra rằng: Nông nghiệp Việt Nam tuy có địa thế chiến lược về ngành nông, nhưng những đóng góp từ ngành này vào kinh tế Việt Nam là chưa tương xứng, nguyên nhân do đâu?

Phái sinh hàng hóa thúc đẩy nền kinh tế quốc gia - 1

Xuất khẩu nông sản thô, chưa áp dụng công nghệ kỹ thuật vào nông nghiệp

Việc xuất khẩu nông sản thô, nhập khẩu nông sản thành phẩm không còn quá xa lạ đối với thị trường Việt Nam. Công nghệ kỹ thuật cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chưa tập trung

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản vùng miền, tạo chỗ đứng cho nông sản Việt trên thị trường thế giới.

Biến động thị trường, bất ổn giá

Đây là một trong những nguyên nhân bị tác động bởi nhiều yếu tố đa chiều khiến cho người nông dân không an tâm sản xuất, chạy theo giá cả, thị trường để canh tác, cà giảm - chặt cà trồng tiêu, tiêu giảm chặt tiêu  trồng cacao, cacao giảm chặt cacao trồng lại cà. Ảnh hưởng lớn đến kinh tế nông dân nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà nói chung.

Phái sinh hàng hóa – bước tiến mới cho nền nông nghiệp Việt Nam

Việc thực hiện mua bán một số lượng hàng hóa nhất định, với mức giá thỏa thuận, tại thời điểm giao kết hợp đồng, và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai được hiểu là phái sinh hàng hóa.

Đặc biệt, bảo hiểm giá trong phái sinh hàng hóa sẽ giúp cho người nông dân và các doanh nghiệp tránh được những biến động bất ổn về giá.

Phái sinh hàng hóa thúc đẩy nền kinh tế quốc gia - 2

Có thể hiểu nôm na bảo hiểm giá là: Khi thực hiện mua – bán trong phái sinh hàng hóa, hai bên sẽ mua – bán với giá “đồng thuận”. Điều quan trọng nhất của bảo hiểm giá là tại thời điểm tất toán hợp đồng, dù giá xuống thấp hay lên cao thì giá đã được “chốt” từ trước.

Ví dụ:

Ông A trồng lúa mì vào tháng 2 - thời điểm giá 20USD.

Tháng 8 - thời điểm thu hoạch giá lúa mì 10USD.

Vậy làm sao ông A có thể bán được lúa mì với giá 20USD ở tháng 2?

Bảo hiểm giá tại Gia Cát Lợi thông qua Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ giúp ông A thực hiện điều này.

Là một hình thức giao dịch điện tử giúp ông A có thể bán  trước lúa mì ở thời điểm tháng 2 hoặc bất kỳ thời điểm nào với giá mong muốn.

Việc hoạch định trước giá và sản lượng hàng hóa trong tương lai, giúp nhà sản xuất lường trước được chi phí, từ đó họ chỉ cần tập trung vào sản xuất nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận đã được định trước trước bằng hoạch định chi phí sản xuất. Đây chính là “bảo hiểm giá” khi kinh doanh hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Cơ hội nào cho các nhà đầu tư tài chính khi tham gia vào mô hình này?

Ngoài tính năng bảo hiểm giá cho người nông dân và doanh nghiệp, đây còn là “sân chơi” hấp dẫn cho các nhà đầu tư với nhiều ưu điểm như tính thanh khoản cao - giao dịch toàn thế giới, pháp lý rõ ràng – minh bạch, sinh lời 2 chiều mua-bán, cơ chế đòn bẫy ký quỹ tốt, chi phí giao dịch thấp,…

Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu chuyên sâu về phái sinh hàng hóa, Gia Cát Lợi sẽ hỗ trợ bạn tham gia, đầu tư thành công ở thị trường này.

Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa GIA CÁT LỢI

Thành viên kinh doanh được cấp phép của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

(Thành viên kinh doanh xuất sắc năm 2019)

Website : dautuhanghoa.vn

Hotline : 096.1975.086

Đăng ký tư vấn : TẠI ĐÂY

Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Việt Long – 95 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố HCM.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN