“Nghệ thuật” đón sóng đầu tư FDI

Khẳng định dòng chuyển dịch FDI đã diễn ra và ngày càng trở lên mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có “cơ hội vàng” để đón làn sóng này. Tuy nhiên, nghệ thuật đón sóng mới là điểm đáng bàn.

Thu hút đầu tư FDI cũng đặt ra nhiều lo ngại về vấn đề “ngoại hoá” doanh nghiệp nội.

Thu hút đầu tư FDI cũng đặt ra nhiều lo ngại về vấn đề “ngoại hoá” doanh nghiệp nội.

Vấn đề đặt ra với thu hút đầu tư FDI là tận dụng “cơ hội vàng” này như thế nào khi cơ hội không của riêng ai? Đặc biệt, làm sao để tránh câu chuyện đón sóng đầu tư rồi bị “nuốt chửng” hay “ngoại hoá” doanh nghiệp nội đã được nhắc nhiều thời gian gần đây?

Liên kết phải tự cường

Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú khẳng định, cần có nghệ thuật trong việc nhận vốn đầu tư FDI. Theo đó, từ chính bài học của doanh nghiệp mình, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse nhận định, trong giai đoạn đầu, việc tiếp nhận vốn đầu tư phải khôn khéo, làm sao chúng ta có thể chấp nhận giai đoạn đầu làm gia công, làm thuê nhưng phải học hỏi được công nghệ, dần làm chủ được, hiểu được nhu cầu khách hàng ở các thị trường như thế nào. Để sau này khi nắm được công nghệ, chúng ta tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị trường các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu...

"Phải có thương hiệu thâm nhập được vào thị trường lúc ấy chúng ta mới thực sự thành "ông chủ". Còn chỉ làm gia công thì vĩnh viễn chỉ hưởng được  khoảng 5% trong chuỗi giá trị mà thôi", ông Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh.

Được biết, để chuẩn bị đón làn sóng đầu tư FDI này, Sunhouse đã đầu tư Nhà máy Narae Sunhouse System sản xuất linh kiện, thiết bị mạch điện tử công nghệ cao quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của các hãng điện tử lớn như Samsung, LG. Với sự có mặt của nhà máy Narae cùng với Nhà máy Lighting, Nhà máy ép nhựa Aluba, Sunhouse sẽ hoàn thiện chuỗi tự cung ứng của doanh nghiệp, chủ động quản trị chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến các vật tư, linh kiện và lắp ráp thành phẩm.

Chuỗi tự cung ứng của Sunhouse từ Nhà máy Narae Sunhouse System, Nhà máy Narae cùng với Nhà máy Lighting, Nhà máy ép nhựa Aluba.

Chuỗi tự cung ứng của Sunhouse từ Nhà máy Narae Sunhouse System, Nhà máy Narae cùng với Nhà máy Lighting, Nhà máy ép nhựa Aluba.

Ông Nguyễn Xuân Phú cho biết bản thân Sunhouse đã thay đổi rất nhiều để có thể tận dụng các cơ hội. "Sunhouse đã chuyển từ mô hình từ chạy theo số lượng sang chất lượng. Chúng tôi còn phải thuê chuyên gia từng làm Phó tổng giám đốc của Cuckoo sang làm việc với mức lương khoảng 50.000 USD/tháng – tương đương lương huấn luyện viên Park Hang Seo để thay đổi toàn diện hoạt động quản lý chất lượng của công ty”, ông Phú chia sẻ. Cùng với vị chuyên gia từ Cuckoo, chuyên gia tư vấn cao cấp từ hãng Samsung cũng được Sunhouse mời về để tư vấn xây dựng lại hệ thống quản lý chất lượng.

Trong vai trò một doanh nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh có khả năng mất đi cơ hội do dịch COVID-19 ngay cả khi Việt Nam thành công lớn trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Việt Nam phải tận dụng được những thành công trong giai đoạn đầu để chọn lọc dòng đầu tư phát triển hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo .

Trong thực tế, qua 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, những hấp thụ từ doanh nghiệp ngoại vẫn chưa được như kỳ vọng, doanh nghiệp nội vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài khiến đời sống của nhiều thành phần kinh tế Việt Nam, kể cả cá nhân và doanh nghiệp bị chi phối. "Nếu chúng ta không sáng suốt, nó sẽ dẫn chúng ta đến những thất bại mà chúng ta không ngời được", ông Thắng nói. Đồng thời nhấn mạnh, chúng ta có thể thắng hôm nay, thắng ngày mai, thắng năm nay, nhưng về lâu dài đất nước này sẽ "hỏng" nếu như chúng ta không giữ đúng được những mục tiêu này.

Xúc tiến đầu tư có “địa chỉ”

Do đó, các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, cần tiếp thu luồng vốn mới nhưng có cách tiếp cận khác mới có thể tham gia vào chuỗi giá trị. Ông Nguyễn Xuân Phú nhận định, tận dụng tốt làn sóng FDI thời hậu COVID-19, cần xác định 3 xu hướng dịch chuyển được xác định là dịch chuyển nhà máy, dịch chuyển vốn của công ty mẹ và dịch chuyển đơn hàng. “Xu hướng dịch chuyển đơn hàng là nhanh, sớm và dễ đón nhận nhất. Các doanh nghiệp Việt cần xem xét để thấy mình phù hợp với xu hướng nào nhằm chuẩn bị các điều kiện đón nhận”, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse nhận định.

Nâng cấp quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng là giải pháp doanh nghiệp Việt đang chuẩn bị cho việc đón sóng đầu tư FDI.

Nâng cấp quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng là giải pháp doanh nghiệp Việt đang chuẩn bị cho việc đón sóng đầu tư FDI.

Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse bày tỏ mong muốn những người làm trong bộ máy nhà nước, cơ quan tạo lập chính sách, hiểu doanh nghiệp phải cạnh tranh với vô vàn khó khăn để có cơ hội thực sự, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy.

Theo ông Nguyễn Xuân Phú, trước đây, người ta chỉ đến mượn đất, mượn người để sản xuất. Bây giờ cuộc cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp Việt thì khó khăn, yếu, thiếu đủ thứ. Do đó, doanh nghiệp mong muốn các bộ ngành hiểu, có kế hoạch hành động chi tiết với những người thực hiện có tâm và có tầm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN