Kịch tính sau vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử của hãng thời trang hàng đầu thế giới

Các cổ đông của Tiffany & Co. dự kiến sẽ thông qua việc hợp nhất với LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton SE trong tuần này.

Thỏa thuận sáp nhập dự kiến sẽ mang lại cho gã khổng lồ thời trang xa xỉ của Pháp một đòn bẩy lớn trên thị trường thời trang xa xỉ trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Dù vậy, tương lai thị trường có phục hồi được hay không vẫn là một dấu hỏi.

Kịch tính sau vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử của hãng thời trang hàng đầu thế giới - 1

Tỷ phú Arnault đã đấu tranh trong nhiều tháng để đàm phán lại việc sáp nhập sau khi đại dịch Covid-19 đẩy ngành công nghiệp xa xỉ vào tình trạng hỗn loạn. Ông đã yêu cầu chính phủ Pháp giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng này và sau đó đã mời một chủ ngân hàng Rothschild & Co. tiến hành các cuộc đàm phán kênh ngược với Tiffany.

Arnault khó chịu về việc Tiffany khăng khăng đòi trả cổ tức đầy đủ cho cổ đông trước khi thỏa thuận đóng cửa và đã yêu cầu hãng kim hoàn giảm giá thỏa thuận xuống 11%.

Thỏa thuận bắt đầu gặp trục trặc khi LVMH cho biết không thể hoàn tất giao dịch trước hạn chót do chính phủ Pháp yêu cầu, liên quan đến mối đe dọa về mức thuế mới của Mỹ đối với các sản phẩm của Pháp.

Vào tháng 9/2020, LVMH nói với Tiffany rằng họ nhận được một lá thư từ Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian, yêu cầu công ty trì hoãn việc mua Tiffany cho đến tháng 1/2021, để giúp Pháp trong các cuộc đàm phán thuế với chính phủ Mỹ.

LVMH cho biết: “Sự sụt giảm mạnh về lượng người qua lại tại các trung tâm thương mại, trung tâm của chiến lược bán lẻ của Tiffany, sẽ có tác động bất lợi đáng kể về lâu dài đối với công ty”. Các nhà phân tích cho biết, những vấn đề đó còn nằm trên những điểm yếu khác, chẳng hạn như một loạt sản phẩm nghiêng về trang sức cô dâu vào thời điểm ngày càng ít cặp đôi kết hôn.

Erwan Rambourg, nhà phân tích hàng xa xỉ của HSBC, cho biết: “Tiffany đầu tư rất nhiều cho đồ cưới, đó không phải là tương lai cho ngành thời trang. Các sản phẩm sẽ phát triển đáng kể. Tôi nghĩ các cửa hàng cũng sẽ thay đổi đáng kể.”

Người phát ngôn của Tiffany từ chối bình luận. Trước đại dịch, công ty đã làm việc để phục hồi hình ảnh của mình, đặc biệt là với những người mua sắm trẻ tuổi.

Ông Arnault đã để mắt đến Tiffany trong nhiều năm trước khi đưa ra lời đề nghị mua lại công ty vào tháng 10 năm 2019 với giá 120 USD/cổ phiếu. Sau vài tuần thương lượng, LVMH đã đạt được thỏa thuận mua Tiffany với giá 135 USD/cổ phiếu, gần với mức cao nhất mọi thời đại của công ty.

Cuối cùng, LVMH đồng ý mua Tiffany với giá giảm 2,6% so với giá thỏa thuận. Tiffany đã trả cổ tức 70 triệu USD vào tuần trước. Arnault quyết định thà sở hữu Tiffany với mức giá gần với thỏa thuận trước đại dịch hơn là tiếp tục chiến đấu.

Nhưng tất cả vẫn chưa kết thúc. Giờ đây, ông phải đối mặt với thách thức vực dậy Tiffany vào thời điểm mà thương hiệu và cả ngành công nghiệp đã bị thiệt hại đáng kể. Các luật sư riêng của LVMH, trong một vụ kiện hồi tháng 9, cho biết đại dịch đã khiến hãng “ngập đầu trong các vấn đề không hồi kết”.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỷ giá một năm nhìn lại

Dù có giai đoạn leo dốc đứng trong một vài tháng đầu năm 2020, nhưng sau đó tỷ giá USD/VND giảm sâu cho đến nay. Giá trị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo WSJ) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN