Hàng hóa phái sinh - kênh đầu tư “bảo hiểm”

Dịch Covid-19 bùng nổ cộng với ảnh hưởng trực tiếp của việc giãn cách xã hội đã khiến cho nhiều người mất đi việc làm và phải sử dụng đến tiền tiết kiệm trước đó. Đồng thời, thúc đẩy nhu cầu đầu tư kiếm tiền nhàn rỗi qua các kênh đầu tư tài chính online như: chứng khoán, tiền ảo… 

Hàng hóa phái sinh - kênh đầu tư “bảo hiểm” - 1

Tại thời điểm hiện tại thị trường đầu tư tài chính Việt Nam đang đứng trước những biến động lớn hơn bao giờ hết. Thị trường chứng khoán và tiền ảo lao dốc không phanh khiến cho nhiều nhà đầu tư quyết định rời bỏ thị trường để tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn và hạn chế rủi ro hơn.

Đầu tư và giao dịch hàng hóa phái sinh hiện đang là cái tên sáng giá đã và đang được các nhà đầu tư lựa chọn để “gửi gắm” các khoản tiền nhàn rỗi với mong muốn gia tăng thu nhập.

Được biết đến như một công cụ tài chính tồn tại dưới dạng các loại hợp đồng. Hàng hóa phái sinh ra đời trước cả các kênh đầu tư chứng khoán hay tiền ảo và được giao dịch rộng rãi trên toàn thế giới nhưng còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam.

Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa rất đa dạng, trải dài trên 4 loại hợp đồng khác nhau bao gồm: 

- Hợp đồng tương lai.

- Hợp đồng quyền chọn.

- Hợp đồng hoán đổi.

- Hợp đồng kỳ hạn.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng hàng hóa phái sinh lại nhận được sự quan tâm và ưu ái của các nhà đầu tư bởi nhiều ưu điểm vượt trội của nó:

- Giao dịch minh bạch và an toàn được công nhận và bảo hộ bởi Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV).

- Tính thanh khoản cao. 

- Giao dịch T+0.

- Giá trị đòn bẩy cao.

- Giao dịch hai chiều.

- Giao dịch được bảo hiểm tránh có rủi ro từ thị trường.

Được bảo hộ về mặt pháp lý là một trong những lý do chính khiến thị trường này đang có xu hướng lên ngôi, và cùng với đặc thù là thị trường liên thông với các sàn giao dịch lớn trên thế giới đã tạo nên tính thanh khoản cao cho thị trường này. Cũng chính nhờ điều đó mà dường như sự thao túng bởi các “Cá Mập” không thể xảy ra.

Ngoài ra, sản phẩm giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh vô cùng đa dạng. Các sản phẩm trong giao dịch hàng hóa phái sinh trải dài trên cả bốn nhóm sản phẩm nông sản, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp và kim loại, giúp các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục và sản phẩm đầu tư cho chính mình.

Hàng hóa phái sinh - kênh đầu tư “bảo hiểm” - 2

Về bản chất thị trường của giao dịch hàng hóa phái sinh đó là nhà đầu tư không thực hiện giao dịch ở Sở Giao dịch Hàng hóa (MXV). Sở chỉ là đơn vị đầu tàu, điều hành và quản lý thị trường giao dịch. Sở không trực tiếp hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện giao dịch. NĐT muốn thực hiện giao dịch phải thông qua thành viên kinh doanh chính thức của Sở.

Trong đó, CTCP Saigon Futures (Saigon Futures - SFI) là một trong những thành viên kinh doanh chính thức đầu tiên của Sở. Ngày 19/07/2018, SFI được chính thức cấp phép đi vào hoạt động. Hình thành và phát triển hơn 4 năm, SFI ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh trong nước. 

SFI cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ môi giới hàng hóa, phân tích đầu tư, tư vấn giao dịch, mở tài khoản, cung cấp dịch vụ quản trị rủi ro và bảo hiểm hàng thực cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. SFI vinh dự đạt được nhiều thành tích và giải thưởng trong quá trình hoạt động, là thành viên kinh doanh xuất sắc của MXV. Ngoài ra, SFI là thành viên kinh doanh của Sở vinh dự đạt giải thưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương do tạp chí SME100 bình chọn.

Những giải thưởng và thành tích do Saigon Futures và Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đạt được là minh chứng sống cho sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh Việt Nam phát triển nói riêng và sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến thị trường quốc tế.

Công ty Cổ phần Saigon Futures

Hotline: 0286 686 0068

Email: cskh@saigonfutures.com

Website: www.saigonfutures.com

Fanpage: Saigon Futures Inc.

Youtube: Saigon Futures

LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN