Dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp không trụ nổi lần lượt trả mặt bằng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đại dịch Covid-19 hiện vẫn còn những diễn biến phức tạp. Dịch Covid-19 dai dẳng trong thời gian dài đã đẩy nhiều đơn vị kinh doanh rơi vào khó khăn, phải sang quán, trả mặt bằng.

Mới đây, thương hiệu Soya Garden - Hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ phải đóng nhiều cửa hàng lớn để chuyển sang mô hình ki-ốt.

Nguy cơ bùng phát trở lại của Covid-19 luôn thường trực cũng là một trong những lý do chính khiến Soya Garden “mạnh tay” hơn khi điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, trong đó có tính tới việc sẽ đóng cửa mặt bằng tại Ngã 6 Phù Đổng - vị trí “đắc địa” bậc nhất Sài Gòn.

Hàng lọat cửa hàng Soya Garden đóng cửa 

Hàng lọat cửa hàng Soya Garden đóng cửa 

Trước đó, làn sóng dịch bệnh diễn ra hồi đầu năm 2020 đã khiến nhiều cửa hàng khác của chuỗi đồ uống từ đậu nành này đã đóng cửa hàng loạt. Tại TP HCM, các cửa hàng mặt tiền đường lẫn trung tâm thương mại ở khu vực Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp đều đã treo bảng cho thuê mặt bằng.

Một số địa điểm thậm chí đã tháo dỡ toàn bộ cơ sở vật chất cũ, không còn nhận ra dấu hiệu của Soya Garden trước đây.

Một số địa điểm thậm chí đã tháo dỡ toàn bộ cơ sở vật chất cũ, không còn nhận ra dấu hiệu của Soya Garden trước đây.

Tương tự, tại Hà Nội, một số cửa hàng ở các quận như Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa cũng không còn hoạt động.

Đại diện Soya Garden cho biết, việc đóng cửa một số cửa hàng không phải để chuyển đổi mô hình kinh doanh mà là điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. 

Thay vì duy trì nhiều địa điểm với chi phí mặt bằng và vận hành lớn, Soya Garden đang có kế hoạch chuyển đổi mô hình nhỏ nhằm tiết giảm chi phí mặt bằng, vận hành và nhân công.

Một cửa hàng Soya Garden trên đường Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội cũng đã đóng cửa

Một cửa hàng Soya Garden trên đường Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội cũng đã đóng cửa

Được biết, động thái của Soya Garden không phải là duy nhất. Dịch bệnh cũng gây ra hệ quả nặng nề cho ngành công nghiệp giải trí nói chung, và hoạt động kinh doanh rạp chiếu phim của CGV nói riêng.

Câu chuyện rạp chiếu phim CGV Lapen Center tại Vũng Tàu ngừng hoạt động từ cuối năm 2020 vì vắng khách, đại diện CGV muốn hủy hợp đồng thuê mặt bằng, đàm phán lấy lại cọc… đang thu hút dư luận trong thời gian qua. Được biết, hợp đồng cho thuê mặt bằng tại tòa nhà trung tâm thương mại Lapen Center (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) giữa CGV và Công ty Lapen được ký vào ngày 21/11/2017, thời hạn thuê là 20 năm tính từ 9/8/2018 với mục đích đầu tư xây dựng và kinh doanh rạp chiếu phim. Tiền thuê và phí dịch vụ là hơn 413 triệu đồng/tháng.

Do ảnh hưởng của dịch, các rạp chiếu phim thưa vắng bóng khách 

Do ảnh hưởng của dịch, các rạp chiếu phim thưa vắng bóng khách 

Theo CGV, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh của rạp chiếu phim cũng như ngành giải trí đã bị ảnh hưởng nặng nề, CGV cũng không ngoại lệ. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều hãng phim trong và ngoài nước đã hủy kế hoạch sản xuất và hoãn phát hành phim đến khi tình hình ổn định trở lại, từ đó dẫn tới tình trạng thị trường rạp chiếu phim bị thiếu hụt nguồn phim mới để thu hút người xem. 

Dịch bệnh COVID-19 cũng kéo theo việc người đến rạp chiếu phim giảm sút do lo ngại những nơi đông người như rạp chiếu phim, trung tâm thương mại.

Do đó, CGV gửi văn bản đến Lapen đề nghị đàm phán lại hợp đồng thuê do hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhằm tạo điều kiện giảm thiểu các thiệt hại cho CGV.

CGV đề nghị điều chỉnh cách tính tiền thuê từ ngày 1-12-2020 đến 28-2-2021, tiền thuê được cố định ở mức 8% doanh thu phòng vé để CGV vượt qua khó khăn hiện tại. Song, các bên không thỏa thuận được.

Các rạp chiếu phim khác cũng trong cảnh tương tự

Các rạp chiếu phim khác cũng trong cảnh tương tự

Trên thực tế, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến các ngành, các lĩnh vực, trong đó điện ảnh và các chuỗi dịch vụ là một trong những mảng kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn.

Vắng khách là tình trạng chung. Ngoài hệ thống Soya garden, các rạp chiếu phim của CGV như vừa kể trên, có thể thấy các rạp chiếu của hệ thống rạp Lotte, thậm chí, hệ thống các thương hiệu ăn nhanh như KFC, Lotteria và Jollibee cũng trong cảnh đìu hiu và khá chật vật trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Dịch bệnh khiến nhu cầu người tiêu dùng thay đổi. Việc duy trì mặt bằng với chi phí đắt đỏ trở nên không thực sự cần thiết ở thời điểm hiện tại khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án “thu gọn”, trả mặt bằng giá cao tại các vị trí đắc địa để chuyển hướng online, giảm chi phí hoạt động cũng là điều dễ hiểu.

Nguồn: [Link nguồn]

Đầm Sen làm ăn ra sao trước khi bị ”tuýt còi” vì chống dịch hời hợt?

Trước khi bị tạm dừng hoạt động, dịch Covid-19 đã khiến tình hình kinh doanh của Công viên nước Đầm Sen bết bát khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN