WeChat trở thành cơn ‘ác mộng’ của người già Trung Quốc

Sự kiện: Công nghệ

Nhiều người lo lắng, cuộc cách mạng kỹ thuật số tại Trung Quốc đang phát triển với tốc độ quá nhanh, liệu những người cao tuổi có thể theo kịp được hay không?

Một video đăng trên Weibo cuối tháng 9/2018 đã tạo nên một làn sóng tranh luận trên mạng Internet.

Theo đó, ông Xie (67 tuổi) nghẹn ngào và tức giận khi cố gắng dùng tiền mặt để trả tiền hàng tại một tiệm tạp hóa, nơi chỉ nhận thanh toán qua di động. "Anh ta làm tôi, một ông già, xấu hổ vì không thể sử dụng WeChat", Xie giải thích sau khi đã lấy lại bình tĩnh.

Vấn đề này từng gây xôn xao dư luận hồi năm ngoái, nữ nhà văn có tên Xiao Ao xuất bản một bài báo có tiêu đề: "Xin lỗi, khi bạn đã hơn 70 tuổi, bạn không thể tiếp tục tồn tại".

Nội dung bài báo, Xiao đã viết về những khó khăn của ông nội mình, người đã 90 tuổi, khi nhận một gói bưu phẩm mà cô gửi. "Tôi nghĩ rằng nó chỉ là một lần giao hàng đơn giản", Xiao nhớ lại. "Ông tôi sẽ ra mở cửa, lấy gói hàng, rồi mở nó ra để nhận món quà bên trong. Nhưng tôi đã nhầm".

Gói quà được gửi tới khu nhà của ông nội Xiao, nhưng lại được đặt trong một chiếc tủ có khóa chuyên để giao hàng. Người nhận, muốn lấy đồ, phải mở khóa chiếc tủ bằng tài khoản WeChat của họ.

WeChat trở thành cơn ‘ác mộng’ của người già Trung Quốc - 1

Quét mã QR để sử dụng dịch vụ chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc. Ảnh: CCTV

Theo Xiao, ông nội cô chỉ có thể nhận cuộc gọi đến trên điện thoại, thậm chí chỉ làm được điều đó sau khi đã đeo kính. Ông nội cô cũng không thể nhắn tin, chứ đừng nói tới việc dùng WeChat.

Theo bà, người già đang phải cố học hỏi để chạy theo và sử dụng các dịch vụ số hóa như gọi taxi hay xếp hàng tại ngân hàng hoặc bệnh viện.

Qipeng, một cây viết của tờ Beijing Evening Paper, cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng: "Chúng ta đang sống trong một thời đại quét mã vạch".

Theo Qipeng, hiện nay, từ các dịch vụ chia sẻ xe đạp hay gọi taxi, đặt bữa trưa tại văn phòng hay thanh toán khi mua hàng, tất cả các giao dịch đều dựa vào ứng dụng thanh toán di động. Các tổ chức công cộng cũng đã dần thích nghi với trào lưu này, chuyển sang sử dụng công nghệ số hóa.

Trên toàn cầu, việc thanh toán di động ở khu vực dọc theo đường bờ biển phía Đông của Trung Quốc đang ngày càng nhanh và rộng hơn. Theo SCMP, trong quý III/2017, thu nhập trong lĩnh vực thanh toán di động đạt 29,5 nghìn tỷ NDT (gần 4,25 nghìn tỷ USD), tăng gấp ba lần chỉ trong một năm.

Trng khi những người trẻ tại các thành phố lớn đặc biệt hoan nghênh hình thức này bởi họ không còn phải mang nhiều tiền mặt khi ra phố thì không có một hệ thống hay giải pháp cụ thể nào trên điện thoại thông minh để giúp chúng có thể phù hợp với người cao tuổi. Bởi một số lý do:

Quá trình sử dụng ví điện tử đi kèm với bộ quy tắc và các yêu cầu riêng,đòi hỏi người dùng có một sự quen thuộc nhất định với thiết bị công nghệ, đủ thị lực để đọc các bản in rất nhỏ trên màn hình.

Các hoạt động như liên kết tài khoản ngân hàng với điện thoại có thể là một cơn ác mộng đối với người thiếu am hiểu công nghệ như người già.

Mỹ chỉ ra các công ty Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại

Bộ Tư pháp Mỹ vừa chỉ đích danh hai công ty có trụ sở tại Trung Quốc, Đài Loan và ba cá nhân có âm mưu ăn cắp bí mật...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mộc Miên/Tổng hợp ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN