Việt Nam sắp đón "siêu trăng giun" khổng lồ, chỉ tròn sau ngày rằm

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Người Việt Nam có thể chiêm ngưỡng thời điểm cực đại – tức đạt độ tròn tuyệt đối – của "siêu trăng giun" vào rạng sáng ngày 29-3, tức ngày 17 âm lịch chứ không phải ngày rằm như thường lệ.

NASA cho biết mặt trăng sẽ trông như tròn trong vòng 3 ngày liên tục, nhưng thời điểm "tròn vành vạnh" sẽ rơi vào 14 giờ 48 phút chiều theo giờ EDT (giờ chuẩn miền Đông nước Mỹ), tức 18 giờ 48 phút giờ GMT (giờ quốc tế) ngày 28-3. Theo múi giờ Việt Nam, thời điểm này tương đương với 1 giờ 48 phút rạng sáng ngày 29-3.

Một siêu trăng trước đây được chụp tại công viên Teide National Park - Ảnh: DAILY MAIL

Một siêu trăng trước đây được chụp tại công viên Teide National Park - Ảnh: DAILY MAIL

Theo Daily Mail, vào thời điểm cực đại, một siêu trăng có thể lớn hơn 14% và sáng hơn đến 30% so với bình thường. Tiến sĩ Daniel Brown, chuyên gia thiên văn từ Đại học Nottingham Trent (Anh) cho biết những nơi có thể thấy siêu trăng lớn nhất là những quốc gia may mắn đón giai đoạn cực đại trong buổi hoàng hôn. Vào thời điểm đó, hiện tượng "ảo ảnh mặt trăng" sẽ xuất hiện khi nó ở gần đường chân trời, khiến nó trông rất lớn.

Tuy nhiên theo các nhà thiên văn, nếu bạn không ở vùng trăng tròn vào hoàng hôn thì cũng có thể tìm kiếm hiện tượng này khi trăng gần tròn, ví dụ buổi hoàng hôn trước đêm cực đại của siêu trăng.

NASA lý giải trong bài đăng trên trang chủ về cái tên "siêu trăng giun": nó bắt nguồn từ một số bộ lạc da đỏ, bởi tháng 3 là thời điểm phôi giun đất bắt đầu xuất hiện trở lại khi mặt đất tan băng. Trăng tròn tháng 3 còn được gọi là trăng quạ, trăng sáp, trăng đường... bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, chủ yếu dựa vào các hiện tượng họ quan sát thấy trong thời điểm này.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt được tín hiệu vô tuyến bí ẩn, 16 ngày phát 1 lần từ thiên hà khác

Nguồn gốc của tín hiệu vô tuyến có thể là 2 vật thể mang "siêu năng lượng" cách chúng ta đến 457 năm ánh sáng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN